Đăng ký

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của con người. Sẽ ra sao nếu con người không có đôi mắt?

1,578 từ

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của con người, là nơi để con người nhìn nhận cuộc sống. Sẽ ra sao nếu con người không có đôi mắt? Có lẽ đó là điều không may mắn nhất của cuộc đời. Làm một đôi mắt đã là hạnh phúc nhưng được là đôi mắt của cậu học trò chăm chỉ còn hạnh phúc hơn nhiều.

A. Hướng dẫn làm bài
- Đề bài yêu cầu kể lại truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” bằng lời văn của người viết và nêu lên những suy nghĩ của mình về nhân vật chính (Thái y lệnh họ Phạm) trong câu chuyện.
- Cốt truyện cần được giữ nguyên giống như trong văn bản đã học. Tuy nhiên, người viết có thể đi sâu vào những chi tiết, sự việc mình có ấn tượng và kể lược qua những chi tiết, sự việc khác.

- Truyện được kể bằng ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba: ngôi kể thứ nhất dùng để người viết giới thiệu câu chuyện với người đọc và nêu những cảm nghĩ của bản thân về nhân vật chính; ngôi kể thứ ba dùng để kể lại câu chuyện cho người đọc nghe. Bài viết cần lưu ý đến phương thức biểu cảm khi bày tỏ tình cảm đối với câu chuyện và nhân vật Thái y lệnh họ Phạm.
- Bài làm cần đủ những ý chính sau:
Mở bài:
+ Khái quát những tình cảm dành cho nghề thầy thuốc.
+ Giới thiệu câu chuyện về Thái y lệnh họ Phạm và khái quát những tình cảm dành cho nhân vật này.
Thân bài:
Nói về tài đức của ông Phạm Bân: giỏi nghề thuốc, luôn hết lòng cứu chữa người bệnh, người nghèo còn được ông chu cấp tiền - thuốc,...
Kết bài:
Nêu suy nghĩ về vấn đề người hiền tài và việc trọng dụng người hiền tài

B. Bài văn mẫu
Thời vua Trần Anh Vương có viên thái y lệnh họ Phạm, húy là Bân, là một vị thầy thuốc giỏi giang và giàu y đức.
Ngài thường đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp những người bệnh khốn khó, ngài cấp cả thuốc và cơm cháo, cho đến khi lành bệnh thì đi. Bởi vậy, trên giường bệnh không lúc nào vắng người tới xin cứu giúp.

Vào một năm mất mùa, nhân dân đói kém sinh bệnh ốm liên miên. Ngài lại cho dựng thêm nhà cho những kẻ khốn khó, cứu sống được tới hơn ngàn người. Ngài được nhân dân thời đó hết sức coi trọng.
Một hôm, có người nông dân hối hả chạy đến thưa rằng:
- Trong nhà có người đàn bà máu chảy như xối, mặt mày xanh lét, xem ra nguy kịch vô cùng, mong ngài đến giúp.
Nghe xong chẳng chút chần chừ, thái y lệnh khoác túi thuốc đi ngay. Nhưng vừa ra đến cổng ngài gặp sứ giả do vương sai tới:
- Trong cung có bậc quý nhân bị sốt, vương triệu đến khám - vị sứ giả kia truyền lệnh.
Nhưng vị lương y đáp:
- Bệnh đó không nguy, nay mạng sống của người đàn bà này chỉ còn trơng gang tấc, không đi nhanh ắt không chữa kịp.
Quan trung sứ tức giận nói:
- Ông định cứu mạng người mà không cứu mạng mình sao?
Thái y lệnh đáp:
- Tôi có tội nhưng tính mệnh còn trông chờ vào chúa thượng. Còn người kia nếu không kịp chữa sẽ chết, chẳng biết trông cậy vào đâu.
Nói rồi ông cùng người nông dân đi cứu người đàn bà đó. Quả nhiên, cứu sống được người ấy. Lát sau, ngài vào cung yết kiến, vương quở trách. Ngài bỏ mũ ra, tạ tội, bày rò lòng thành của mình. Cuối cùng, thái y lệnh được tha, không những thế ông còn được vương khen là thầy thuốc giàu y đức.

Xét tình huống thái y lệnh đi cứu người đàn bà đang nguy kịch thay vì vào cung khám bệnh là mắc phải tội phạm thượng khi quân. Và nếu phải một ông vua chuyên chế chắc thái y lệnh đã mất mạng rồi. Nhưng điều quan tọng là ở chỗ một người tuy biết nếu không tuân lệnh mình sẽ mất đầu mà vẫn quyết đi cứu người tính mạng đang nguy kịch. Hành động đó khẳng định bản chất và y đức tuyệt vời của người thầy thuốc. Đồng thời cũng khẳng định một chân lí: người thầy thuốc không chỉ có tài chữa bệnh mà còn phải có một tấm lòng nhân đức, yêu thương bệnh nhân đến mức không lề run sợ trước uy quyền và cám dỗ.

shoppe