Soạn bài: Từ láy
1. Sự giống nhau giữa các từ láy
+ Đều có cấu tạo từ hai tiếng tạo thành
+ Sự gần âm, giống nhau về âm tạo thành sự ngân vang về mặt âm
Khác nhau:
+ Đăm đăm: láy hoàn toàn
+ Mếu máo: láy phụ âm đầu
+ Liêu xiêu: láy phần vần
2. Phân loại
Từ láy toàn phần | Từ láy bộ phận | |
Đăm đăm | Láy phụ âm đầu | Láy phần vần |
Mếu máo | Liêu xiêu |
3. Không thể nói được “bật bật” và “thẳm thẳm” bởi vì: các tiếng bật và thẳm đều diễn tả mức độ cao nhất về mặt tính chất, không thể tạo được từ láy toàn phần
- Từ “bật’ và từ “thẳm” chỉ có thể có từ láy: bần bật, thăm thẳm ( từ láy bộ phận)
1. Nghĩa của từ ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do các từ trên mô phỏng lại âm thanh của con người, con vật, đồ vật
2. Các từ láy
+ Nhóm a: gợi lên sự nhỏ bé của sự vật, hiện tượng về âm thanh, hình dáng. Cách tạo từ láy: dựa vào đặc tính âm thanh
+ Nhóm b: từ láy bộ phận phụ âm đầu, tiếng gốc đứng sau. Chỉ sự trạng thái chuyển động liên tục, sự thay đổi hình dạng của sự vật
3. Nghĩa của các từ láy mềm mại, đo đỏ có sắc thái biểu hiện nhẹ hơn các tiếng làm cơ sở cho chúng: mềm, đỏ.
Bài 1 (trang 43 sgk ngữ văn 7 tập 1)
a, Các từ láy: bần bật, thăm thẳm, nức nở, tức tưởi, rón rén, nhảy nhót, ríu rít, nặng nề, chiêm chiếp
b, Phân loại
Từ láy toàn bộ | Bần bật, thăm thẳm |
Từ láy bộ phận | Nức nở, tức tưởi, rón rén, rực rỡ, nhảy nhót, ríu ran, nặng nề, chiêm chiếp |
Bài 2 (trang 43 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Lấp ló, nho nhỏ, nhức nhối, khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ách
Bài 3 (trang 43 sgk ngữ văn 7 tập 1)
- Bà mẹ nhẹ nhàng khuyên bảo con
- Làm xong công việc, nó thở phào nhẹ nhõm như trút được gánh nặng
- Mọi người đều căm phẫn hành động xấu xa của tên phản bội
- Bức tranh nó vẽ nguệch ngoạc, xấu xí
- Chiếc lọ rơi xuống đất, vỡ tan tành
- Giặc đến, dân làng tan tác mỗi người một ngả
Bài 4 (trang 43 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Cô giáo của em có dáng hình nhỏ nhắn.
Nên bỏ qua những chuyện nhỏ nhặt không đáng để ý.
Em ấy lúc nào cũng nói năng nhỏ nhẻ
Trong cuộc sống không nên có những tính toán nhỏ nhen.
Món tiền nhỏ nhoi ấy đã giúp các em nhỏ có thêm sách vở.
Bài 5 (trang 43 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Cần phân biệt được từ ghép và từ láy:
+ Từ láy: các tiếng trong cùng một từ đôi khi không có quan hệ về nghĩa, nhưng chúng có quan hệ với nhau về mặt âm thanh
+ Từ ghép: các tiếng trong từ ghép đều có nghĩa nhưng không láy âm
- Tất cả các từ như máu mủ, mặt mũi, tóc tai, râu ria, khuôn khổ, ngọn ngành… đều là từ ghép, chúng đều do những tiếng có nghĩa hợp thành.
Bài 6 (trang 43 sgk ngữ văn 7 tập 1)
- Từ rơi rớt và học hành là từ ghép đẳng lập
- Riêng những trường hợp như chùa chiền, no nê xét:
+ TH 1: Từ chiền có nghĩa là chùa, từ nê có nghĩa như no → đây là 2 từ ghép
+ TH 2: tiếng chiền, nê đều đã mờ nghĩa → đây là 2 từ láy bộ phận