Đăng ký

Soạn bài Trau dồi vốn từ đầy đủ nhất - Ngữ văn 9 tập 1

2,780 từ Soạn bài

Với bài học Trau dồi vốn từ trong chương trình Ngữ văn 9 tập 1, Cunghocvui.com xin gửi đến các bạn bài soạn Trau dồi vốn từ đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ

1.Ý kiến mà Phạm Văn Đồng nêu ra bao gồm nội dung như sau:

- Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu đẹp, có khả năng đáp ứng nhận thức và nhu cầu của người Việt

- Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt, mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi vốn từ của mình, biết vận dụng vốn từ một cách nhuần nhuyễn.

2. Lỗi diễn đạt trong các câu văn được nêu ra

a) Thừa chữ “đẹp” bởi “thắng cảnh” đã có nghĩa là những cảnh đẹp

b) Sai về ngữ nghĩa, nên dùng từ “phỏng đoán” thay vì “dự đoán”

c) Sai về ngữ nghĩa, nên dùng từ “mở rộng” thay vì “đẩy mạnh”

trau dồi vốn từ

Xem thêm Soạn bài Trau dồi vốn từ (siêu ngắn)

Bài tập trau dồi vốn từ

II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ

   Cách hiểu về ý kiến cho trước:

- Nguyễn Du có một ngòi bút tài hoa, uyên bác nhưng không phải nó có sẵn, tự nhiên mà có. Ông có được là bởi vì ông đã biết học và vận dụng những lời ăn, tiếng nói hằng ngày của người dân

- Khi ta trau dồi vốn tự vựng của mình, không những ta biết được cách sử dụng từ trong đúng hoàn cảnh, đúng nghĩa mà thông qua đó ta còn học thêm được những từ vựng mới, khiến cho vốn về từ vựng của ta trở nên đa dạng, phong phú hơn.

III. Luyện tập

Câu 1 (Trang 101 SGK Ngữ văn 9 tập 1)

   Cách giải thích chính xác cho những từ ngữ là:

- Hậu quả tương ứng với kết quả xấu

- Đoạt có nghĩa là chiếm được phần thắng

- Tinh tú được giải thích là sao trên trời

Câu 2 (Trang 101 SGK Ngữ văn 9 tập 1)

   Yếu tố Hán Việt có nghĩa như sau:

a) Từ “tuyệt”

- Có hai cách hiểu khác nhau:

+ Thứ nhất, tuyệt nghĩa là chấm dứt, không còn mối quan hệ gì, không còn cái gì, điều gì

Ví dụ: cự tuyệt, tuyệt chủng

- Thứ hai, tuyệt nghĩa là tuyệt vời, là nhất

Ví dụ: tuyệt đỉnh, tuyệt trần

b) Từ “đồng”

- Có ba nét nghĩa như sau:

+ Thứ nhất, đồng là giống nhau

Ví dụ: đồng âm: có âm giống nhau

- Đồng bào: những người cùng một giống nòi, một dân tộc, một Tổ quốc với hàm ý có quan hệ thân thiết như ruột thịt

- Đồng bộ: phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng

- Đồng chí: người trung chí hướng chính trị

- Đồng dạng: có một dạng như nhau

- Đồng khởi: cùng vùng dậy, dùng bạo lực để phá ách kìm kẹp

- Đồng môn: cùng học một thầy hay cùng môn phái

- Đồng niên: cùng tuổi

- Đồng sự: cùng làm việc ở một cơ quan - những người ngang hàng với nhau.

+ Thứ hai, đồng nghĩa là trẻ em

Ví dụ: nhi đồng

+ Thứ ba: đồng là một chất

Ví dụ: kim loại đồng (kí hiệu là Cu) trong Hóa học

Câu 3 (Trang 101 SGK Ngữ văn 9 tập 1)

   Sửa lại các lỗi sai trong câu

a) Lỗi sai ở từ “im lặng”, đây là từ chỉ trạng thái của con người, trong câu văn là sự vật nên dùng từ im lặng chưa hợp lí, có thể thay là yên tĩnh

b) Lỗi sai ở từ “thành lập” bởi Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất lập ra mối quan hệ ngoại giao mà là nước ta thiết lập mối quan hệ với các nước khác. Thay “thành lập” bằng “thiết lập”

c) Lỗi ở từ “cảm xúc” . Từ này được sử dụng như danh từ, nghĩa là “sự rung động trong lòng do tiếp xúc với một sự việc nào, chẳng hạn: Bài thơ đã gây một cảm xúc rất mạnh." Có khi cảm xúc được sử dụng như một động từ: "Bạn ấy là người dễ cảm xúc."

Như vậy, từ cảm xúc có thế thay bằng từ cảm động, xúc động hay cảm phục.

d) Lỗi ở từ “dự đoán” bởi dự đoán là đoán những gì sắp tới chưa xảy ra, còn ở đây là nghiên cứu lịch sử. Nên thay thành từ “ước tính”

Câu 4  (Trang 101 SGK Ngữ văn 9 tập 1)

    Bình luận ý kiến của nhà thơ Chế Lan Viên

Nhà thơ Chế Lan Viên đã khẳng định: tiếng Việt chúng ta rất phong phú, trong sáng và giàu đẹp. Tất cả được thể hiện trong những ngôn ngữ được dùng trong sinh hoạt hằng ngày. Cho đến hiện tại thì ta vẫn không ngừng trau dồi vốn từ và cách dùng từ để luôn giữ được những giá trị, những nét đẹp và sự trong sáng của tiếng Việt.

Câu 5 (Trang 101 SGK Ngữ văn 9 tập 1)

- Chú ý lắng nghe tiếng nói của mọi người xung quanh mình trong quá trình giao tiếp, lắng nghe, học tập qua các phương tiện thông tin chúng như đài phát thanh, truyền hình.

- Trau dồi khả năng đọc thông qua việc đọc nhiều để biết thêm về các từ vựng

- Phải ghi chép lại những từ mới, những cái chưa biết hoặc đã biết nhưng dùng sai

- Tra từ điển tiếng Việt để nắm rõ ngữ nghĩa của từ

- Luyện tập vận dụng các từ ngữ đã học vào trong cuộc sống

Câu 6 (Trang 101 SGK Ngữ văn 9 tập 1)

   Điền từ thích hợp đã cho vào chỗ trống

a) điểm yếu

b) mục đích cuối cùng

c) đề đạt

d) láu táu

e) hoảng loạn

Câu 7 (Trang 101 SGK Ngữ văn 9 tập 1)

  Phân biệt nghĩa các từ ngữ và đặt câu

a) Nhuận bút là tiền trả cho người viết một tác phẩm. Còn thù lao là khoản tiền trả công đế bù đắp vào lao động đã bỏ ra.

Ví dụ: Nhuận bút tháng 7 cho bài viết trên tạp chí là 2 triệu đồng

          Thù lao của cô lao công được thưởng thêm vì cô đã rất chăm chỉ

b) Tiêu chí là những yếu tố, dấu hiệu để xếp loại

Còn tiêu chuẩn là những chuẩn mực đề ra phải đáp ứng được

Ví dụ: Những bạn học sinh giỏi lớp 9a được xét dựa trên 2 tiêu chí sau: học lực và hạnh kiểm

Để trở thành người mẫu, tiêu chuẩn chiều cao em phải đạt được là 1m65 trở lên

c) Trắng tay là cạn kiệt, không còn tiền bạc, của cải gì

Tay trắng là chưa có vốn để làm việc gì

Ví dụ: Thua cờ bạc, ông lão lâm vào hoàn cảnh trắng tay

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước bằng hai bàn tay trắng

d) Kiểm điểm là xem xét lại bản thân qua đánh giá các công việc, hành động…

Còn kiểm kê là công việc phải sử dụng những kiến thức để xác định chất lượng hay số lượng của hàng hóa….

Ví dụ: Tôi phải kiểm điểm lại bản thân vì chưa hoàn thành bài tập về nhà

Cô kế toán kiểm kê số lượng hàng hóa được nhập về trong hôm nay

e) Lược khảo là sự tìm hiểu, xem xét khái quát, chung chung

Còn lược thuật là thuật lại một cách ngắn gọn, giản lược

Ví dụ: Lược khảo về lịch sử

Bài tập lược thuật đoạn văn cho trước

Câu 8 (Trang 101 SGK Ngữ văn 9 tập 1)

   Tìm thêm các từ ghép và từ láy cho những từ sẵn có

- Các từ ghép: thương yêu - yêu thương; bàn luận - luận bàn; tranh đấu - đấu tranh; ca ngợi - ngợi ca; cầu khẩn - khẩn cầu; bảo đảm - đảm bảo, đơn giản - giản đơn; hiền dịu - dịu hiền; cưc khổ - khổ cực

- Các từ láy: bề bộn - bộn bề; bồng bềnh - bềnh bồng; mông mênh - mênh mông; dạt dào - dào dạt; dồn dập - dập dồn; hắt hiu - hiu hắt; hờ hững - hừng hờ; tha thiết - thiết tha, quẩn quanh - quanh quẩn...

Câu 9 (Trang 101 SGK Ngữ văn 9 tập 1)

- bất công, bất bình

- bí kíp, bí mật, bí ẩn

- đa phương tiện, đa ngành, đa dạng

- đề bạt, đề cao, đề xuất

- gia nhập, gia công

- giáo dục, giáo huấn, giáo viên

- hồi tưởng, hồi tỉnh, hồi phục

- khai mạc, khai trương

- quảng trường, quảng đại, quảng cáo

- suy thoái, suy kiệt, suy nhược

- thuần túy, thuần chủng

Thông qua phần Soạn bài Trau dồi vốn từ, Cunghocvui hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn. Chúc các bạn học tốt!

 

shoppe