Đăng ký

Soạn bài Ôn tập giữa học kì I ( Tiết 3 + 4 ) - Soạn tiếng việt lớp 4

                                                  Tiết 3

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

 Học sinh ôn luyện theo hướng dẫn của thầy cô giáo phụ trách.

2. Những điều cần nhớ về những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng.

Tên bài Nội dung chính Nhân vật Giọng đọc
1. Một người chính trực Ca ngợi sự chính trực thanh liêm một lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành, vị quan đứng đầu triều Lí.

- Tô Hiến Thành

- Đỗ Thái Hậu

Thong thả rõ ràng . Nhấn giọng các từ ngữ thể hiện tính cách chính trực của Tô Hiến Thành
2. Những hạt thóc giống Đề cao tính trung trực. Nhờ dũng cảm và trung thực, chú bé mồ côi được vua tin yêu truyền cho ngôi báu

- Cậu bé Chôm

- Nhà vua

Khoan thai, chậm rãi. Cậu bé ngây thơ lo lắng. Nhà vua khi ôn tồn, khi dõng dạc.
3. Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca Sự ân hận dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông

- An-đrây-ca

- Mẹ An-đrây-ca

Trầm buồn , xúc động
4. Chị em tôi Cô chị hay nói dối bố để đi chơi được cô em làm cho tỉnh ngộ

- Cô chị

- Cô em

- Người cha

Nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Lời người cha: khi ôn tồn, khi buồn bã. Lời cô chị khi lễ phép, khi bực tức. Lời cô em: thản nhiên, có lúc giả bộ ngây thơ

 

                                                       Tiết 4

1. Ghi lại các từ ngữ đã học theo chủ điểm:

Thương người như thể thương thân Măng mọc thẳng Trên đôi cánh ước mơ
Từ cùng nghĩa: thương người, nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ, nhân nghĩa, hiền hậu, hiền từ, hiền lành, hiền dịu, dịu hiền, trung hậu, phúc hậu, đùm bọc, đoàn kết, tương trợ, thương yêu, thương mến, yèu quý, xót thương, độ lượng, bao dung, giúp, cứu giúp, tương trợ, cứu trợ ủng hộ, hỗ trợ, bênh vực, bảo vệ, che chở, che đỡ cưu mang, nâng đỡ, nâng niu... Từ cùng nghĩa: trung thực, trung thành, trung nghĩa, ngay thẳng, thẳng thắn, thẳng thừng, thẳng tính, ngay thật, chân thật, thật thà, thành thật, thật lòng, thật tình, thật tâm, thật bụng, thành thực, bộc trực, chính trực, tự trọng... Ước mơ, ước muốn, ước ao, mong ước, ước mong, ước vọng, mơ ước, mơ tưởng...
Từ trái nghĩa: độc ác, hung ác, nanh ác, tàn ác, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, dữ dằn, ăn hiếp, hà hiếp, bắt nạt, hành hạ, đánh đập, áp bức, bóc lệt... Từ trái nghĩa: dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, gian ngoan, gian giảo, gian trá, lừa bịp, lừa dối, bịp bợm, lừa đảo, lừa lọc...  


2. Các thành ngữ, tục ngữ gắn với 3 chủ điểm:

a) Thương người như thể thương thân:

- Ở hiền gặp lành; Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao; Hiền như đất, lành như Bụt; Môi hở răng lạnh; Máu chảy ruột mềm; Nhường cơm sẻ áo; Lá lành đùm lá rách,...

b) Măng mọc thẳng:

- Thẳng như ruột ngựa; Thuốc đắng dã tật; Cây ngay không sợ chết đứng. (Trung thực).

- Giấy rách giữ lấy lề; Đói cho sạch rách cho thơm. (Tự trọng).

c) Trên đôi cánh ước mơ:

Cầu được ước thấy; Ước sao dược vậy; Ước của trái mùa; Đứng núi này trông núi nọ.

Đặt câu:

  Mình phải “Đói cho sạch rách cho thơm" bạn ạ! Chớ làm điều gì xằng bậy.

3.  Bảng tổng kết về hai dấu câu: dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

Dấu câu     Tác dụng    Ví dụ
a) Dấu hai chấm 

- Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật. Dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.

- Hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

Cô giáo hỏi: "Em dã làm gì để giúp đỡ mẹ?”

Nàng chạy vội đến chum nước nhưng không kịp nữa rồi: Vỏ ốc đã vỡ tan.

b) Dấu ngoặc kép

- Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hay của người được câu văn nhắc đến.

- Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép cần thêm dấu hai chấm.

- Đánh dấu những từ được dùng với nghĩa đặc biệt.

-> Mẹ thường gọi tôi là "cục cưng” của mẹ

Xi-ôn-cốp-xki nói: “Các vì sao không phải để tôn thờ mà để chinh phục."

Có bạn tắc kè hoa xây "lầu" trên cành đa.

 

Tags
shoppe