Đăng ký

Soạn bài Mùa xuân của tôi Ngữ văn 7

1,565 từ

Soạn bài Mùa xuân của tôi Ngữ văn 7

Mùa xuân của tôi là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Vũ Bằng. Tác phẩm nói về vẻ đẹp huyền bí của thiên nhiên lúc vào xuân cũng như thời khắc tươi đẹp của cuộc sống. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm mời các bạn cùng tham khảo mẫu soạn bài Mùa xuân của tôi siêu ngắn!

I. Giới thiệu tác giả

Về tác giả Vũ Bằng ( 1913 -1984) sinh tại Hà Nội sáng tác từ trước Cách mạng tháng 8 /1945 có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút ký - Sau năm1945, ông vào Sài Gòn vừa viết văn, làm báo, vừa hoạt động Cách mạng. - Về tác phẩm bài văn này được trích từ thiên tùy bút "Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt" trong tập bút kí "thương nhớ mười hai", sáng tác trong thời gian tác giả sống ở trong vùng kiểm soát của Mĩ ngụy, xa cách quê hương đất bắc.

II. Soạn bài Mùa xuân của tôi ngắn gọn

Câu 1: Nguồn cảm hứng sáng tác nên bài Mùa xuân của tôi là gì?

- Tác phẩm Mùa xuân của tôi được thai nghén từ trái tim của người con xa quê Vũ Bằng. Sinh ở Hà Nội thế nhưng do yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, ông đã vào Sài Gòn vừa hoạt động cách mạng, vừa viết văn làm báo. Nhà văn đã gởi vào trong trang sách nỗi niềm thương nhớ da diết về quê hương gia đình, về cảnh sắc thiên nhiên, phố xá và cuộc sống hàng ngày của Hà Nội. Những cảnh vật ấy mang vẻ đẹp riêng biệt và bản sắc văn hoá tinh tế độc đáo của Thủ đô Hà Nội và cũng là của dân tộc.

- Mùa xuân đã để lại cho tác giả ấn tượng thật sâu đậm, có lẽ trong bốn mùa ưu ái lớn nhất của Người là dành cho mùa xuân. Tác giả đã đưa ra rất nhiều lí do để cắt nghĩa tại sao mùa xuân lại được chuộng nhất: mùa xuân có sông xanh núi tím, mùa xuân có mưa riêu riêu gió lành lạnh, mùa xuân Làm cho nhựa sống trong người căng Lên như máu căng lên trong lộc, con người dường như trẻ hơn ra, mùa xuân bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, mùa xuân khắp nơi nức một mùi hương man mác...

Câu 2: Em hãy nêu cảm xúc của tác giả về mùa xuân? 

Cảm xúc của tác giả nôn nao trong từng chi tiết, hình ảnh khi hồi tưởng về mùa xuân:

- Tình cảm ấy không chỉ thể hiện gián tiếp qua cảnh mà còn được thể hiện trực tiếp. Những con sóng nhớ thương không thể kìm nén cứ trào dâng qua câu chữ tha thiết: Mùa xuân của tôi... Mùa xuân thần thánh của tôi... Đẹp quá đi mùa xuân cri! Và tác giả tự gọi mình là: Người mê luyến mùa xuân, người yêu cảnh... Thế đủ biết tác giả yêu say mùa xuân đến mức nào.

- Tất cả cảnh vật của mùa xuân đều được tâm hồn tác giả căng ra đón nhận: từ những cái lớn lao như sông xanh núi tím đến những cái nhỏ bình thường cỏ không xanh mướt như cuối đông, từ những thay đổi sắc màu của bầu trời cho tới sự thay đối cảnh vật ở dưới mặt đất; từ sự chuyển biến của cảnh sắc thiên nhiên cái rét ngọt ngào chớ không còn tẽ buốt cho đến sự chuyển biến ở trong lòng người thèm khát yếu thương thật tinh tế và sâu sắc vô cùng.

Câu 3: Ý nghĩa của bài thơ?

Đằng sau thái độ luyến ái thiết tha với mùa xuân miền Bắc của tác giả ta thấy một tình yêu nước thiết tha mãnh liệt như E-ren-bua đã nói: “Lòng yêu nước được bắt đầu từ lòng yêu những sự vật bình thường bé nhỏ nhất” huống hồ sự vật mà Vũ Bằng yêu mến ở đây lại không bé nhỏ một tí nào. Trong lòng tác giả bỗng dưng ngân vang mùa xuân của tôi, mùa xuân của chúng ta.

Trên đây là toàn bộ kiến thức chúng tôi muốn chia sẻ về cách soạn bài Mùa xuân của tôi lớp 7 tập 1, hy vọng chúng giúp ích cho bạn!

shoppe