Soạn bài Mùa xuân của tôi - Ngắn gọn nhất
I. Đọc – hiểu văn bản:
Câu 1:
* Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội.
* Hoàn cảnh và tâm trạng khi tác giả viết bài này:
- Được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả sống trong vùng kiểm soát của Mĩ ngụy , xa cách quê hương đất Bắc.
- Tâm trạng: nhớ da diết Hà Nội.
Câu 2: Bài văn chia làm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “mùa xuân”: tình cảm của con người với mùa xuân.
- Phần 2: Tiếp đến “liên hoan”: cảnh sắc, không khí mùa xuân của đất trời, lòng người.
- Phần 3: Còn lại: cảnh sắc của đất trời mùa xuân sau rằm tháng giêng.
Ba đoạn văn liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc: từ những quy luật tình cảm chung của con người đến những cảm nhận riêng về mùa xuân. Cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về tháng giêng.
Câu 3:
a. Cảnh sắc mùa xuânHà Nội và miền Bắc đã được gợi tả:
- Mùa xuân với mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm, câu hát huê tình.
Tất cả đều hòa quyện trong nhang trầm, đèn nến, trong cái ấm áp tỏa ra từ không khí gia đình đoàn tụ.
b. Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người:
- Con người: “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai…những cặp uyên ương đứng cạnh” và “tim người ta cũng trẻ hơn ra, đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”.
- Thiên nhiên: những con vật nằm thu mình trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn.
* Những tình cảm trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến: mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó.
c.
- Ngôn ngữ được chắt lọc tinh tế, những hình ảnh vừa cụ thể vừa mới ạ.
- Giọng điệu: vừa sôi nổi vừa tha thiết diễn tả được tâm trạng bồi hồi, nhớ thương mùa xuân, quê hương của tác giả.
Câu 4: Đọc lại đoạn “Đẹp quá đi” đến hết:
a. Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả:
- Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không không mướt xanh nhưng có mùi hương man mác.
- Mưa xuân thay thế cho mưa phùn
- Những vệt xanh tươi hiện ở trên trời.
- Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.
- Nền trời trong, những làn sáng hồng....
- Giờ không còn thịt mỡ dưa hành mà thay vào đó là thịt thăn.
- Cánh màn điều hạ xuống.
- Các trò vui ngày tết cũng hết.
b. Tác giả thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên:
Tác giả đã miêu tả tinh tế sự chuyển biến của thiên nhiên trong một khoảng thời gian dài. Qua việc tái hiện những cảnh sắc, không khí ấy, có thể khẳng định: chính tình yêu và nỗi nhớ da diết đến cháy bỏng với Hà Nội đã làm thức dậy bao nỗi niềm trong tâm hồn tác giả khiến cho ngòi bút của ông tinh tế và nhạy cảm hơn.
Câu 5: Cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân miền Bắc qua ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả:
Cảnh mùa xuân với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt.
Cảnh mùa xuân ở miền Bắc có sự giao hòa đồng điệu của trời đất, của lòng người, của sức sống, tình yêu và nỗi nhớ.
II. LUYỆN TẬP:
Câu 1: Đọc diễn cảm
Câu 2: Sưu tầm và chép một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ...
(“Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải).
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du).
Câu 3: Đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm.
Mùa đông Hà Nội
Gió lang thang trên các mái nhà và kêu rít lên từng đợt mỗi khi có đợt gió mùa về. Mùa đông Hà Nội là ta sẽ nhớ đến những cô bán hàng rong vào ban đêm. Tiếng xe đạp kêu cót két, tiếng rao hàng rền vang. Lòng ta bồi hồi rạo rực vì đây cũng là mùa của cúc họa mi. Những bông cúc trắng nhị vàng đang len lỏi khắp con phố làm lòng tôi xao xuyến đến lạ kì. Mùa đông là mùa của thương nhớ, là mùa để trao tình thương ấm nồng, mùa của sự yêu thương.