Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ 10 đến hết thế kỉ 19 (Siêu ngắn)
Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Những điểm chung và những điểm khác nhau của hia bộ phận văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm
- Điểm chung:
+ Văn học viết của người Việt
+ Mang đặc điểm văn học trung đại Việt Nam
+ Một số thể loại tiếp thu từ Trung Quốc.
- Điểm khác:
Văn học chữ Hán | Văn học chữ Nôm |
- Ra đời thế kỉ X - Viết bằng chữ Hán - Thể loại văn học chủ yếu tiếp thu từ Trung Quốc. - Bao gồm thơ, văn xuôi. | - Ra đời khoảng cuối thế kỉ XIII - Viết bằng chữ Nôm - Vừa tiếp thu từ Trung Quốc vừa sáng tạo ra một số thể loại khác. - Thơ chiếm đa số. |
- Ra đời thế kỉ X
- Viết bằng chữ Hán
- Thể loại văn học chủ yếu tiếp thu từ Trung Quốc.
- Bao gồm thơ, văn xuôi.
- Ra đời khoảng cuối thế kỉ XIII
- Viết bằng chữ Nôm
- Vừa tiếp thu từ Trung Quốc vừa sáng tạo ra một số thể loại khác.
- Thơ chiếm đa số.
Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Bảng khái quát tình hình phát triển của văn học Việt Nam thời trung đại:
Giai đoạn văn học | Nội dung | Nghệ thuật | Sự kiện văn học, tác giả, tác phẩm |
Từ thế kỉ X – hết thế kỉ XIV | Yêu nước và âm hưởng hào hùng | Văn học chữ Hán với các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc | Chiếu dời đô (Lí công Uẩn), Sông núi nước Nam (Lí Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão),… |
Từ thế kỉ XV – hết thế kỉ XVII | Phản ánh, phê phán hiện thực | Văn học chữ Hán, chữ Nôm phát triển với nhiều thể loại phong phú | Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập (Nguyễn Trãi), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),… |
Từ thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX | Đòi quyền sống, quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người | Văn xuối, văn vần, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển | Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương, Hoàng Lê nhất thống chí,… |
Nửa cuối thế kỉ XIX | Yêu nước, mang âm hưởng bi tráng | -Chữ quốc ngữ xuất hiện -Chữ Hán và chữ Nôm giữ vai trò chủ đạo | Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu), thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương. |
-Chữ quốc ngữ xuất hiện
-Chữ Hán và chữ Nôm giữ vai trò chủ đạo
Câu 3 (trang 112 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Một số tác phẩm văn học đã học trong chương trình THCS thể hiện nổi bật nội dung của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:
- Nội dung cảm hứng yêu nước: Sông núi nước Nam, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ,…
- Nội dung nhân đạo: Chuyện người con gái Nam xương, Truyện Kiều, Bánh trôi nước,…
- Nội dung thế sự: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Truyện Lục Vân Tiên,…
Câu 4 (trang 112 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
- Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:
+ Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm.
+ Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị.
+ Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài.
- Văn học trung đại nói nhiều đến chí khí, đạo lí trong phép ứng xử hằng ngày của con người.
- Văn học hiện đại đi sâu vào đời sống riêng tư, thế giới nội tâm của con người.