Soạn bài: Kể chuyện tưởng tượng
Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Tóm tắt:
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng chỉ ăn không làm nên bàn nhau không làm gì để lão Miệng không có gì ăn. Nhưng mấy ngày sau cả thảy đều mệt mỏi rã rời vì lão Miệng không ăn thì tất cả đều bị tê liệt, công việc lão Miệng là nhai thức ăn để tiếp sức lực. Nhận ra sai lầm, Chân, Tay, Tai, Mắt đến xin lỗi và cho lão Miệng ăn và trở lại khỏe mạnh. Từ đó họ sống hòa thuận với nhau.
- Truyện đã tưởng tượng mỗi bộ phận cơ thể là một nhân vật.
- Chi tiết thực: các bộ phận của cơ thể phải nhờ có cái ăn mới khỏe mạnh được.
- Chi tiết tưởng tượng: các bộ phận biết nói năng, hành động, suy nghĩ.
Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Truyện Truyện sáu con gia súc so bì công lao
+ Tưởng tượng: sáu con gia súc nói tiếng người, kể công, kể khổ, suy bì, tị nạnh.
+ Chi tiết thực: đặc điểm riêng về cuộc sống, hoạt động của mỗi giống gia súc.
+ Ý nghĩa: khẳng định ích lợi riêng của mỗi giống gia súc với cuộc sống con người; ngầm khuyên răn con người không nên cho mình là quan trọng hơn người khác, trong cuộc sống mỗi người mỗi việc, không nên so bì thiệt hơn.
- Truyện Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu
+ Yếu tố tưởng tượng: Giấc mơ gặp Lang Liêu, Lang liêu đi thăm dân nấu bánh chưng, trò chuyện với Lang Liêu
+ Chi tiết thực: Lang Liêu là nhân vật trong truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy", phong tục làm bánh chưng bánh giầy của dân tộc Việt Nam.
+ Ý nghĩa: hiểu thêm về Lang Liêu, về phong tục truyền thống của dân tộc.
→ Cách kể một câu chuyện tưởng tượng: kể bằng trí tưởng tượng của mình một phần dựa vào những điều có thật, mang một ý nghĩa nào đó.
Câu 1 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Mở bài: Nhắc lại nguồn gốc mối thù dai dẳng giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh và thời gian xảy ra cuộc chiến (ví dụ: mùa lũ năm 2017)
Thân bài:
- Khung cảnh trước trận đấu:
+ Bầu trời tối đen, chớp sáng, sấm nổ,...
+ Đội quân hùng mạnh của hai bên: Sơn Tinh
+ Người người hoảng hốt, sợ hãi, la hét...
+ Ti vi, báo đài đâu đâu cũng thấy đưa tin về cuộc giao chiến dữ dội sắp diễn ra.
- Trong trận đấu:
+ Sơn Tinh bày bố binh trận, phối hợp chặt chẽ các lực lượng và phương tiện chống đỡ: các tòa nhà cao chọc trời, smartphone gọi cho lực lượng ở các ngả sông, các bờ đê,...
+ Thủy Tinh hóa phép, hô gió, gọi mưa. Những bờ sông tràn nước ngập ruộng đồng, nước mặn ngoài biển xâm lấn các rìa đất ven biển,...
Những thần Cá, thần Cua,... theo lệnh Thủy Tinh lãnh đạo, ngập lụt một vùng rộng.
- Kết thúc trận đấu:
+ Sơn Tinh dù chống chọi với Thủy Tinh ngày đêm nhưng cũng không quên nghĩa vụ giúp đỡ dân chúng của mình bằng những chiếc máy bay cao ngút, đưa dân di cư đến nơi an toàn.
+ Cuối cùng, Thủy Tinh đuối sức, không phá đổ được những thành trì kiên cố, thua trận bỏ về, trong lòng nuôi oán càng nặng, thù càng sâu.
Kết bài: Em cảm phục về sức mạnh cái thiện thắng cái ác.
Câu 2 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Mở bài: Giấc mơ được gặp Thánh Gióng.
Thân bài:
- Khung cảnh khi em gặp Thánh Gióng: khi em đi lạc trong một rừng tre, vô tình Thánh Gióng xuất hiện giúp đỡ.
- Hình ảnh tráng sĩ trong giấc mơ của em: tư thế oai phong lẫm liệt, đầu đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, tay cầm một khóm tre.
- Em bày tỏ ước muốn của mình và hỏi Thánh Gióng bí quyết để trở thành tráng sĩ có sức mạnh phi thường.
- Thánh Gióng khuyên em nên chăm chỉ học hành, chăm chỉ rèn luyện sức khỏe để trở thành người cừa có trí tuệ vừa có sức khỏe. Như vậy thì mới có ích cho xã hội.
- Nói xong, Thánh Gióng
Kết bài: Em tỉnh khỏi giấc mơ và nhớ về lời khuyên của Thánh Gióng, tự hứa sẽ học tập rèn luyện tốt.
Câu 3 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Mở bài: Nguyên nhân em bị biến thành con vật (con chuột).
Thân bài:
- Mới đầu, cảm giác của em như muốn khóc òa, mọi thứ đều khác lạ.
- Những điều thú vị: mọi vật trước kia trong bàn tay thì nay đã trở thành khổng lồ trong mắt em; được gặp gỡ cộng đồng loài chuột, có thể len lỏi khắp nơi, khắp những xó xỉnh...
- Những khó khăn, rắc rối: trở nên sợ mèo, chiếc răng cứ dài ra bắt buộc em phải gặm nhấm những đồ vật để mài răng, ...
Kết bài: Sau ba ngày biến thành chuột, em học được bài học cho bản thân mình, sẽ không mắc lỗi nữa để được sống cuộc sống con người.
Câu 4 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Mở bài: Tình huống em chứng kiến ba phương tiện giao thông cãi nhau: khi mọi người đi vắng còn mình em ở nhà. Cuộc tranh cãi rất căng thẳng.
Thân bài:
- Cuộc tranh cãi:
+ Xe đạp nói mình là chiếc xe dễ đi nhất, gọn nhẹ, an toàn; hơn nữa, đi xe đạp giúp chủ nhân luyện tập thể dục.
+ Xe máy phân bua: tôi mới xứng đáng được chủ nhân yêu quý nhất, tốc độ của tôi nhanh hơn, tiết kiệm thời gian, chứ cứ chậm như chiếc xe đạp cô á, lúc nào cũng đi học, đi làm muộn mất.
+ Ô tô chen ngang: nói nhanh sao nhanh bằng tôi, đẹp sao đẹp bằng tôi, đi ô tô còn sang trọng, lịch lãm nữa. Mấy cô cậu nói thế chứ! Thời đại văn minh ai thèm đi xe đạp, xe máy cho mệt ra, trời nắng trời mưa không có gì che đỡ làm sao mà được. Như tôi đây này, nắng mưa gió, cứ đi xe tôi là êm ru, an toàn, không xóc, không nắng như cô cậu đâu.
+ Xe đạp tiếp tục: Các anh biết môi trường đang bị phá hủy vì tàn nhẫn như thế nào không? Trái Đất nóng lên, thủng tầng ôzôn cũng vì các anh đó. Các anh tưởng sang gì chứ, các nước phát triển người ta còn có xu hướng xe đạp du lịch nữa đấy.
+ Các xe cứ tranh cãi, so bì kịch liệt.
- Sự dàn xếp của em:
Chen vào cuộc tranh cãi và phán xử: Mỗi phương tiện đều có công dụng và ích lợi riêng, trong từng trường hợp khác nhau mà mỗi phương tiện sẽ thể hiện ưu thế mạnh của riêng mình. Và không thể so bì giữa các phương tiện với nhau được.
- Cả ba im lặng nhìn nhau, cúi đầu xuống, lí nhí câu “Dạ”.
Kết bài: Rút ra bài học cho tất cả mọi người.
Câu 5 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Mở bài: Dịp để em trở về trường sau mười năm xa trường. Lúc ấy em là ai, bao nhiêu tuổi.
Thân bài:
- Hình ảnh đầu tiên của trường: ngôi trường to lớn, kì vĩ.
- Sự khác biệt của trường: mới mẻ, sân rộng, phòng học hiện đại, sân trường rộng và đẹp hơn trước, gốc cây to ụ trước kia em vẫn chơi đùa nay đã bị chặt mất, thay vào đó là những cây non mọc lên...
- Thầy cô cũ vẫn ở lại trường, các thầy cô mới rất trẻ, tất cả mọi thứ diễn ra trước mắt khiến em nhớ lại ngày còn học ở trường của mình.
- Những hồi ức kéo về, so sánh với khung cảnh trước mặt.
- Cảm xúc của em: vô cùng xúc động, hồi tưởng về thời gian đã qua.
Kết bài: Trở về thực tại, em cũng rưng rưng khi nghĩ một ngày sẽ phải xa trường, xa lớp đến với cánh cổng khác. Tự hứa sẽ lưu giữ khoảng thời gian này thật đẹp để sau này nhớ về.