Đăng ký

Soạn bài Dấu gạch ngang - Soạn tiếng việt lớp 4

I. NHẬN XÉT

1. Tìm các câu có chứa dấu gạch ngang (dấu -) trong các đoạn văn sau:

a) Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi:

-  Cháu con ai?

- Thưa ông, cháu là con ông Thư.

                                                                                       Duy Khánh

b) Con cá sấu này da màu xám ngoét như da cây bần, gai lưng mọc chừng ba đốt ngón tay, trông dễ sợ. Cái đuôi dài – bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công – đã bị trói xêó vào bên mạng sườn.

                                                                                        Theo Đoàn Giỏi

c) Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây:

- Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với nền.

- Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽ làm nóng chảy cuộn dây trong quạt.

- Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục, bộ phận điều khiển hướng quay của quạt , nhưng không nên tra quá nhiều, vì dầu mỡ sẽ chảy vào trong làm hỏng dây bên trong quạt.

- Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm.

                                                                          Theo Phạm Đình Cương

Trả lời:

Các câu có chứa dấu gạch ngang là:

-     Cháu con ai?

-    Thưa ông, cháu là con ông Thư.

Cái đuôi dài - bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công - đã bị trói xếp vào bên mạng sườn.

-     Trước khi bật quạt, tiếp xúc đều với nền.

-     Khi điện đã vào quạt- nóng chảy cuộn dây trong quạt.

-     Hàng năm, tra dầu mỡ, dây bên trong quạt.

-     Khi không dùng... sạch sẽ, ít bụi bặm.

2. Theo em, trong mỗi đoạn văn, dấu gạch ngang có tác dụng gì?

Trả lời:

Ở câu a dấu gạch ngang chỉ rõ chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.

Ở câu b dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần chú thích, trong câu.

Ở  câu c dấu gạch ngang dùng để đánh dấu các điểm được liệt kê.

II. LUYỆN TẬP

Câu 1:

  Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện đã cho (SGK TV4 tập 2 trang 46) và nêu tác dụng của mỗi dấu.

* Gợi ý: Những câu có dấu gạch ngang và tác dụng của nó:

  •  "Pa-xcan thấy bố mình - một viên chức tài chính - vẫn cặm cụi trước bàn làm việc."

* Tác dụng: Đánh dấu phần giải thích về nghề nghiệp ông bố của Pa-xcan.

  • “Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao!” - Pa-xcan nghĩ thầm.

* Tác dụng: Đánh dấu phần chú thích trong câu về suy nghĩ của Pa-xcan.

  • "- Con hi vọng món quà này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính" - Pa-xcan nói.

*Tác dụng: -  Dấu gạch ngang đầu dòng, đánh dấu chỗ bắt đầu câu đối thoại trực tiếp (lời nói của Pa-xcan với bố của mình).

                 -  Đánh dấu gạch ngang thứ hai: đánh dấu phần chú thích câu nói trên là của Pa-xcan nói với bố.

Câu 2:

Viết một đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em trong tuần qua, trong đó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu phần chú thích.

* Gợi ý: Em có thể viết đoạn văn như sau:

   “Ăn cơm tối xong, cả nhà lên phòng khách uống nước. Bố tôi gọi tôi sang ngồi cạnh bố, rồi hỏi:

-  Tuần rồi học hành ra sao, hở con?

-  Dạ, cũng tốt, bố ạ! - Tôi trả lời bố.

   Bố tôi hỏi tiếp:

-  Tốt! Cụ thể ra sao, hở con!

-  Dạ, con được 5 điểm 10 môn toán, 6 điểm 10 môn tiếng Việt. Các môn khác đều điểm 9 cả - tôi trả lời bố.

shoppe