Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động - Ngắn gọn nhất
I. Câu chủ động và câu bị động:
Câu 1. Xác định chủ ngữ của mỗi câu sau:
a. Mọi người yêu mến em.
CN: Mọi người
VN: yêu mến em.
b. Em được mọi người yêu mến.
CN: Em
VN: được mọi người yêu mến.
Câu 2. Ý nghĩa của chủ ngữ:
- Ở câu a: chủ ngữ- thực hiện hành động muốn hướng đến người khác - câu chủ động.
- Ở câu b: chủ ngữ - được hành động của người khác hướng tới – câu bị động.
II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Câu 1. Chọn câu b: Em được mọi người yêu mến.
Câu 2. Chọn cách viết trên là vì nó tạo liên kết câu: Em tôi là chi đội trưởng. Em được mọi người yêu mến.
III. LUYỆN TẬP:
Tìm câu bị động:
* Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
* Người đầu tiên chịu ảnh hưởng thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ.
Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
=> Tác giả chọn cách viết như vậy là để tránh lặp lại kiểu câu dùng trước đó, đồng thời để đảm bảo sự liên kết.