Đăng ký

Soạn bài: Chương trình địa phương phần tiếng việt

460 từ Soạn bài

Câu 1 (trang 175 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

a. Chỉ sự vật, hiện tượng...không có tên gọi trong các phương ngữ khác và ngôn ngữ toàn dân :

   - Móm : lá cọ non, phơi tái dùng để gói cơm nắm, thức ăn các loại.

   - Nhút : Món ăn làm bằng xơ mít với một số thứ khác, được dùng phổ biến ở Nghệ An – Hà Tĩnh.

   - Đước : cây mọc ở vùng ngập mặn Tây Nam Bộ, rễ chùm lớn, hạt nảy mầm ngay trên cây.

b. Đồng nghĩa nhưng khác về âm :

Phương ngữ BắcPhương ngữ TrungPhương ngữ Nam
BátĐọiChén
MẹMẹ
BốCha, BoBa, Tía

c. Đồng âm nhưng khác về nghĩa :

Từ ngữPhương ngữ BắcPhương ngữ TrungPhương ngữ Nam
HòmDụng cụ để đựng đồQuan tàiQuan tài
BổCó íchNgã
MắcTreo lênBậnĐắt

Câu 2 (trang 175 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

   - Có những từ địa phương vì có những sự vật hiện tượng xuất hiện ở địa phương này nhưng không xuất hiện ở địa phương khác.

   - Thể hiện Việt Nam là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền về tự nhiên tâm lý, phong tục tập quán.

Câu 3 (trang 175 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Từ ngữ thuộc vào ngôn ngữ toàn dân trong trường hợp (1.b), (1.c) :

(1.b) : cá quả, lợn, ngã.

(1.c) : ốm

=> Phương ngữ Bắc được dùng phổ biến nhất trong ngôn ngữ toàn dân.

Câu 4 (trang 176 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

   - Những từ ngữ địa phương có trong bài Mẹ Suốt là : chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ, nói cứng, kín mình. Những từ này thuộc phương ngữ Trung.

→ Giúp khắc họa rõ nét những đặc trưng có tính chất địa phương của nhân vật trong văn học, làm cho hình ảnh mẹ Suốt càng chân thực, sinh động.

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào