Soạn bài Cây tre Việt Nam - Thép mới - Ngữ văn 6 tập 2
Với bài Cây tre Việt Nam của Thép mới, Cunghocvui xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Cây tre Việt Nam đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây các bạn nhé!
Bố cục:
Văn bản Cây tre Việt Nam được chia thành 3 phần như sau:
Phần 1: Từ đầu.... chí khí như người
Nội dung: Nêu những nét giới thiệu chung về cây tre
Phần 2: Tiếp theo.... chung thủy
Nội dung: Chỉ ra sự gắn bó của cây tre đối với con người Việt Nam qua 3 phương diện: sản xuất, sinh hoạt và chiến đấu
Phần 3: Còn lại
Nội dung: Tác giả khẳng định cây tre chính là biểu tượng cho con người và dân tộc Việt Nam
Xem thêm Cây tre Việt Nam - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm
Phát biểu cảm nghĩ về bài Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới
Phân tích bài Cây tre Việt Nam
Câu 1 (Trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Nội dung của bài tập trung nêu ra sự gắn bó mật thiết giữa cây tre và con người Việt Nam qua 3 bình diện: sản xuất, sinh hoạt và chiến đấu. Từ đó đi đến nhận định khái quát: Cây tre là biểu tượng cho dân tộc Việt Nam, cho quê hương Việt Nam
Bố cục: bao gồm 3 phần đã nêu trên và nội dung tương ứng với từng phần
Câu 2 (Trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
a) Những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày:
- Bóng tre trùm lên bản làng, thôn xóm
- Tre là cánh tay của người nông dân
- Tre là người nhà
- Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già
- Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy
- Tre là đồng chí chiến đấu
- Tre là vũ khí (gậy tầm vông, chông tre)
- Tre xung phong vào xe tăng, đại bác
b) Hình ảnh của cây tre được miêu tả với những nét tính cách, những phẩm chất của con người. Thông qua đó, cây tre thể hiện ý chí, phẩm chất của con người Việt Nam nói chung: tre kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh.
Câu 3 (Trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Ở phần cuối văn bản, Thép mới đã nêu ra vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kì công nghiệp hóa. Xi măng, thép,.... sẽ dần dần thay thế cho sự hiện diện của cây tre. Tuy vậy, nứa tre cũng vẫn sẽ còn mãi, làm bóng mát, làm cổng chào và hóa thân vào trong âm nhạc, vào những nét văn hóa trong chiếc đu ngày xuân ngày xuân dướn lên bay bổng.
Câu 4 (Trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Toàn bài văn miêu tả cây tre với những nét tính cách giản dị nhưng lại rất đỗi thanh cao. Tre gắn liền với đời sống của mỗi người dân Việt Nam từ xa xưa cho đến ngày nay. Hình ảnh tre có những đức tính kiên cường, bất khuất, ngay thẳng..... như cốt cách, như tâm hồn người Việt. Dù cho là quá khứ hay tương lai thì hình ảnh cây tre vẫn sẽ là biểu tượng cho con người Việt Nam.
Thông qua phần Soạn bài Cây tre Việt Nam, Cunghocvui hi vọng đây sẽ là phần Soạn bài hữu ích và chính xác nhất dành cho các bạn. Chúc các bạn học tập tốt!