Đăng ký

Phân tích Cây tre Việt Nam

2,930 từ

   Cây tre là biểu tượng cho con người, dân tộc Việt Nam. Viết về vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của cây tre chúng ta có thể kể đến bài Cây Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy và không thể không nhắc đến tác phẩm Cây tre Việt Namcủa nhà văn Thép Mới. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu tác phẩm qua bài phân tích dưới đây. 

Cây tre Việt Nam

* Các điểm cơ bản
-    Cây tre Việt Nam thuộc thể loại tùy bút để thuyết minh cho bộ phim cùng tên, lời văn giàu chất thơ.
-    Cây tre sống gần gũi với người Việt trong đời sống lao động và chống giặc ngoại xâm.
-    Phép nhân hóa, so sánh, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, nhịp điệu phong phú.

Soạn bài cây tre Việt Nam

I.   Thép Mới (1925 - 1991) tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở Quận Tây Hồ, Hà Nội, sinh ở thành phô Nam Định. Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim. Bài Cây tre Việt Nam là lời thuyết minh cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre (tượng trưng cho đất nước và con người Việt Nam), bộ phim ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. 

Cây tre Việt Nam

Cây tre Việt Nam

II.   Người đọc có thể chưa xem được bộ phim do các nhà điện ảnh Ba Lan quay và dàn dựng, nhưng đọc bài văn thuyết minh này họ cũng có thể tưởng tượng ra những hình ảnh biểu lộ sự khăng khít giữa tre với người. Mở đầu bài thuyết minh, Thép Mới đã khẳng định rõ ràng rằng: ‘Cây tre là người bạn của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”. Một câu khẳng định có tính bao quát về con người, tre và nơi chôn từ biên giới phía Bắc đến tận mũi Cà Mau.

Hai đoạn văn kế tiếp, nhà văn chứng mình về nơi chôn, các chủng loại cùng họ với tre: “tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi...”; nói rõ hơn về đặc tính sống của tre bằng nghệ thuật nhân hóa để dẫn đến sự so sánh: “Tre trông thanh cao, giản dị, chí khi như người”. Những câu kết hợp thành hai đoạn văn trên cân xứng nhịp điệu, ngôn từ giàu tính nhạc nên khi đọc ta nghe rất xuôi tai nhằm cho người dân Ba Lan, cho mọi người thấy rõ cây tre là biểu tượng của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Thử phân tích hai câu: Vào đâu tre củng sống / ơ đâu tre củng xanh tôt. Dáng tre vươn mộc mạc / Màu tre tươi nhũn nhặn.Đặc tính của tre được diễn tả bằng những câu văn đối xứng ở từng vê câu 5 tiếng, 6 tiếng tạo nên nhịp điệu như những câu văn biền ngẫu.

Từ đó cho đến gần cuối bài, Thép Mới chứng minh “tre là bạn của nhân dân Việt Nam”, mà trước hết ông chứng minh tre là bạn của nông dân. Từ thuở xa xưa, dân Việt sống bằng nông nghiệp, chài lưới, và nước Việt chẳng có nhiều thị thành. Nơi nào trên quê hương này cũng thấy lũy tre làng, lũy tre bao quanh vườn nhà. “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoảng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời”. Mái đình thờ người xây dựng nên làng xã, tiền hiền, thất tố. Mái chùa thờ Phật, Phật giáo dạy người lấy trí tuệ và lòng thương người đế đời bớt khổ đà du nhập vào đất Việt từ thê kỉ thứ hai theo Tây lịch. Ấy là tre đã góp phần bảo vệ nền văn hóa tâm linh. Còn với người dân làng, bản, xóm, thôn thì “dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”. Nhờ có tre mà người Việt dựng nhà, làm cán bừa, cán cuốc, .. làm niền cối xay. Tre giúp người an cư lạc nghiệp nên tre cùng vất vả như người. Như đế làm cho đoạn văn thêm hương vị, Thép Mới còn chêm vào hai câu thơ trích dẫn:

Cánh dồng ta năm đôi ba vụ
Tre với người vất vả quanh năm.

Vá nhà văn đã không quên kết án thực dân Pháp lấy chiêu bài “văn minh”, “khai hóa” nhưng chắng làm ra được một tấc sắt, chẳng tạo được một thứ máy móc nông cụ nào khiến người nông dân vẫn với “Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn dời nay, xay nắm thóc”. Nhịp và nhạc điệu của câu văn đọc lên nghe sao trầm lắng, nặng nề! Tre không chỉ vất vả cùng với người lao động, Thép Mới còn đề cập tới chuyện tre là người chứng kiến và buộc chặt “những mối tình quê”, là nguồn vui của mọi người. Với các em bé thì que chuyền đánh chắt la nguồn vui duy nhất. Với tuổi già thì “vớ chiếc diếu cày tre là khoan khoái”, rít một hơi, nhả khói mà suy nghĩ chuyện đời. Với thanh thiếu niên thì chẻ tre làm diều, cạo trúc làm sáo, rồi trưa chiều nồm nam cơn gió thổi, người làng thấy

“Diều bay, diều lá tre bay lưng trời...
Gió dưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.”

Người làng nghe “khóm tre làng rung lèn man mác khúc nhạc đồng quê”. Vui cảnh thanh bình thì tre cùng sống với người như thế. Còn khi có quân xâm lược tràn qua với sức mạnh của vũ khí là sắt thép thì “Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất”, “Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí”. Trong đoạn văn này, hàng loạt tiếng “tre” được lặp lại để nhấn mạnh, kết hợp với các động từ mạnh nhân hóa như “xung phong, giữ” thể hiện “tre” cũng giông người không chịu khuất trước sức mạnh của kẻ thù. Nêu thời bình, tre là cánh tay của người lao động thì thời chiến tre lại là vũ khí tầm vông vót nhọn, bàn chông cùng người chấp nhận hi sinh đánh đuổi kẻ thù. Phân tích bài Cây tre Việt Nam

Tre có công lớn trong thời bình, tre có công lớn trong thời chiến. Thế nên nhà văn không ngần ngại ca ngợi tre bằng câu cảm thán: “Tre. anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến dấu!”. Thuyết minh cây tre gắn bó với con người trong lao động, chiến đâu; là người bạn gần gũi với con người từ thuở mới sinh cho tới lúc từ giã cõi đời, Thép Mới đã cô đúc thành câu văn đầy nghĩa tình trọn vẹn: “Suốt một dời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, dến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy”. Trở lên trên, Thép Mới thuyết minh tre là bạn của người dân Việt từ xa xưa tới thời điểm bài viết ra đời. Tác giả không dừng lại ở đó mà còn hướng về tương lai với thành ngữ “Tre già măng mọc”. Tre phát triển như thế thì người dân Việt cũng phát triển như thế. Dù trong đời sống văn minh “sắt, thép có thể nhiều hơn tre nứa. Nhưng trên dường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình”. Điều đó có nghĩa là tre vẫn tồn tại, chí ít là trong đời sống văn hóa của người Việt qua hình ảnh của “chiếc đu tre, tiếng sáo diều” ...

III.  Với nghệ thuật chọn từ, sử dụng phép lặp, nhân hóa và so sánh trong miêu tả; vận dụng dấu phẩy để tạo nhịp cho câu văn, Thép Mới đã thổi hồn người vào loại cây bình dị, dẻo dai sát cánh cùng con người trong lao động, giải trí, và chiến đấu chống giặc, biến nó thành biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam. Qua thế kỉ XXI, vật dụng bằng sắt, thép đã nhiều, nhiều nhà máy thép đã mọc lên nhưng vật dụng bằng tre vẫn đầy, thành phố không còn lũy tre nhưng vẫn còn đó tre trúc mọc trong chậu kiểng đặt trước sân nhà. Giản dị, vì “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam”. Tre vẫn tồn tại bên người!

 

 

Mong rằng bài viết Cây tre Việt Nam sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức trong chương trình Ngữ Văn 6