Đăng ký

Soạn bài Câu kể Ai là gì ? - Soạn tiếng việt lớp 4

NHẬN XÉT

Câu 1:

a)  Trong ba câu in nghiêng thì có 2 câu dùng để giới thiệu bạn Diệu Chi:

Câu 1: Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.

Câu 2: Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành

Công.

Còn câu thứ 3 là câu dùng để nêu nhận định của cô giáo về bạn Diệu Chi.

Câu 3: Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy.

b)  Bộ phận trả lời cho câu hỏi ai (cái gì, con gì)? Là

-  Câu 1: Đây

-  Câu 2: Bạn Diệu Chi

-  Câu 3: Bạn ấy

* Bộ phận trả lời cho câu hỏi “là gì” (là ai, là con gi)?

-  Câu 1: là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.

-  Câu 2: là một học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công.

-  Câu 3: là một họa sĩ nhỏ đấy.

c) Kiểu câu trên khác hai kiểu câu đã học “ai làm gì?”

“Ai thế nào?” ở chỗ: bộ phận vị ngữ cụ thể là:

- Ở kiểu câu “Ai làm gì?” thì bộ phận vị ngữ trả lời câu hỏi làm gì? (hỏi hoạt động).

 

-  Ở kiểu câu “Ai thế nào?" thì bộ phận vị ngữ trả lời câu hỏi như thế nào? (hỏi tính chất, đặc điểm, trạng thái,...).

-  Ở kiểu câu “Ai làm gì?” thì bộ phận vị ngữ trả lời câu hỏi là gì (là ai, là con gì)? (Hỏi sự vật người, con vật, đồ vật, hiện tượng )

LUYỆN TẬP

Câu 1:

a) Đó là những câu:

- “Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo”.

* Tác dụng: giới thiệu về máy cộng trừ.

-  “Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại”.

* Tác dụng: nêu nhận định về giá trị của chiếc máy.

b) Đó là những câu:

-  “Lá là lịch của cây”.

*Tác dụng: nêu nhận định về vai trò của lá và mùa mà cây ra lá.

- Cây lại là lịch đất.

* Tác dụng: nêu nhận định về thời gian thời vụ mà con người nên trồng loại cây gì cho thích hợp.

- “Trăng lặn rồi mọc là lịch của bầu trời”.

* Tác dụng: nêu nhận định về thời gian trong tháng thượng tuần (đầu tháng), trung tuần (giữa tháng), hạ tuần (cuối tháng) đồng thời cũng để nói về ngày và đêm.

- Mười ngón tay là lịch.

* Tác dụng: con người thường đếm ngày tháng bằng những ngón tay.

- “Lịch lại là trang sách”.

* Tác dụng: nêu nhận định về từng học kì, năm học.

c) Đó là câu:

“Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam”.

* Tác dụng: nêu nhận định về giá trị của cây sầu riêng

Câu 2:

   Dùng câu kể “ai là gì?” để giới thiệu về các bạn trong lớp em (hoặc giới thiệu từng người trong ảnh chụp gia đình em).

Gợi ý: Em có thể giới thiệu ngắn ngọn như sau:

   Lớp em gồm 42 bạn: 20 nam và 22 nữ. Bạn Thùy Trang là lớp trưởng. Lớp phó học tập là bạn Trang Nhung. Bạn ấy học giỏi lắm. Còn bạn Hoài Nam là một cây văn nghệ xuất sắc, lớp phó văn thể của lớp em. Tập thể lớp 4B của em là một tập thể mạnh nhất của khối 4.

shoppe