Đăng ký

Soạn bài Câu đặc biệt - Ngắn gọn nhất

617 từ Soạn bài

I. Thế nào là câu đặc biệt?

   “Ôi, em Thủy!”

   Câu được in đậm không phải câu rút gọn vì không thể khôi phục được thành phần bị lược bỏ.

   Đây là câu đặc biệt vì không thể có chủ ngữ và vị ngữ.

II. Tác dụng của câu đặc biệt:

- “Một đêm mùa xuân” – Xác định thời gian, nơi chốn.

- “Tiếng reo. Tiếng vỗ tay”: liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

- “Trời ơi!”: Bộc lộ cảm xúc.

- “Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!

   Chị An ơi!”: gọi đáp.

III. LUYỆN TẬP:

Câu 1. Tìm những câu đặc biệt và câu rút gọn:

a. Không có câu đặc biệt.

  Các câu rút gọn:

- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

- Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

- Nghĩa là phải ra sức trưng bày…kháng chiến.

b. Không có câu rút gọn

   Câu đặc biệt: Ba giây…Bốn giây…Năm giây…Lâu quá!

c. Không có câu rút gọn.

   Câu đặc biệt: Một hồi còi.

d. Câu rút gọn:

- Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

   Câu đặc biệt: Lá ơi!

Câu 2. Câu đặc biệt và câu rút gọn em vừa tìm được có tác dụng:

- Các câu rút gọn có tác dụng làm cho lời văn ngắn gọn, không bị thừa.

- Ba giây…Bốn giây… - Xác định thời gian.

- Lâu quá! – bộc lộ cảm xúc.

- Một hồi còi – thông báo, tường thuật

- Lá ơi -  gọi đáp.

Câu 3. Viết đoạn văn ngắn tả cảnh quê hương em trong đó có một vài câu đặc biệt.

Tôi yêu biết bao quê hương xinh đẹp của mình. Những buổi sáng, bầy sẻ nâu nhún nhảy kiếm mồi trên vườn chuối, lúc nào cũng ríu ra, ríu rít. Chiều chiều, nhìn ra cánh đồng lúa, từng cánh cò trắng, bay lả rập rờn đẹp như một bức tranh. Những đêm trăng, dưới ánh sáng như dát vàng khắp nơi, bầy trẻ chúng tôi rủ nhau chơi trốn tìm làm xóm làng rộn rã hẳn lên. Chao ôi! Quê hương! Quê hương tôi đẹp quá!