Đăng ký

Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Ngữ văn 7 tập 1

1,226 từ Soạn bài

Với bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ), Cunghocvui xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây các bạn nhé!

soạn bài cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Xem thêm Phân tích bài Cảm nghĩ trong đêm trăng thanh tĩnh

Cảm nhận về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Câu 1 (Trang 124 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

   Hai câu đầu:

- Vị trí miêu tả ánh trăng của nhà thơ là ở “sàng tiền” (đầu giường), thể hiện sự thao thức, trằn trọc không ngủ được của nhà thơ có thể vì trăng quá đẹp và nhà thơ là một người rất yêu trăng, lại đang xa quê nên nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương trào dâng.

- Hai câu thơ đầu tả cảnh là chủ yếu nhưng không phải là không nói đến tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Tác giả nằm ở giường, chắc chắn phải có trăn trở, suy nghĩ gì đó mới không ngủ được ⇒ nhìn thấy ánh trăng rọi xuống giường. Hoặc cũng có thể tác giả chợp mắt rồi chợt tỉnh cho nên mới xuất hiện chữ "nghi thị". Như vậy, chủ thể trữ tình xuất hiện trong câu thơ được nhìn nhận ở nhiều mặt, nhiều hoạt động, khiến câu thơ không chỉ đơn thuần là tả cảnh.

   Hai câu thơ cuối thể hiện nỗi nhớ quê hương của tác giả:

- Tác giả ngẩng đầu nhìn ánh trăng sáng vằng vặc, lòng nhớ đến quê nhà: "nhớ cố hương"

- Nhìn thấy trăng, nhà thơ không ngủ được vì nhớ quê nhà. Và càng thao thức, càng trằn trọc không ngủ được thì lại càng thấy trăng đẹp.

Như vậy, từ đó, ta có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), hai câu sau (hoặc nửa dưới) thường thiên về tả tình (trong tình có cảnh).

Câu 2 (Trang 124 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

a) Về mặt từ loại của các chữ ở hai câu trên của phép đối: cử đầu >< đê đầu (động từ – động từ), vọng >< tư (động từ – động từ), minh >< cố (tính từ – tính từ), nguyệt >< hương (danh từ – danh từ).

b) Tác dụng của phép đối trong việc biểu hiện tình cảm đối với quê hương:

- Phép đối đã được tận dụng triệt để để miêu tả hoàn cảnh cũng như diễn tả tâm trạng nhớ quê hương da diết, sâu nặng của nhà thơ.

Câu 3 (Trang 124 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

- Thông qua các động từ "nghi, cử, đê, tư" tâm trạng cũng như cảm xúc của nhà thơ đã được diễn tả liền mạch. Chỉ có một chủ thể trữ tình duy nhất là tác giả thực hiện tất cả các hành động, tâm trạng. Đầu tiên là nghi ngờ, mơ hồ, tiếp đến là ngẩng đầu nhìn lên ánh trăng sáng (ngoại cảnh), cuối cùng là cúi đâu, suy nghĩ về mảnh đất quê hương của mình.

- Nhà thơ chợt tỉnh dậy trong mơ màng và rồi không nhận thức được thời gian. Để xác định ánh sáng ở khe cửa là sương hay là trăng, tác giả mới ngẩng đầu lên để xác nhận. Cuối cùng, lại vì một cái ngẩng đầu đó mà khơi dậy cả bao nỗi niềm thương nhớ quê hương da diết.

Tóm lại, Tĩnh dạ tứ đã thể hiện một cách sâu sắc tình cảm cũng như nỗi nhớ mong, đau đau hướng về quê hương của một người con xa quê trong cái đêm trăng tĩnh mịch, im ắng.

Thông qua phần Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Cunghocvui hi vọng đây sẽ là phần soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh đầy đủ nhất dành cho các bạn. Chúc các bạn học tập tốt!

 

 

shoppe