Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư)
Thượng tướng thái sư Trần Quang Khải (1241-1294) không những là một danh tướng kiệt xuất mà còn là một nhà thơ đã in dấu ấn trong văn chương dân tộc. Trần Quang Khải làm thơ không nhiều, nhưng chỉ cần một bài như Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) cũng đủ để thành một tên tuổi. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu bài thơ qua bài phân tích dưới đây
Soạn bài Phò giá về kinh
Phò giá về kinh
* Cảc điểm cơ bản :
- Thể thơ Đường luật ngũ ngôn tứ tuyệt (mỗi câu 5 tiếng, mỗi bài 4 câu). Kết cấu bài thơ dịch đặt vào vẩn chéo (ở tiếng cuối câu 2, tiếng cuối câu 4).
- Hào khí chiến thắng quân Nguyên để có được thái bình (2 câu đầu), kêu gọi mọi người cùng gắng sức để xây dựng đất nưóc vững bền.
Soạn bài Phò giá về kinh
I. Trần Quang Khải (1240 - 1294) là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh), em ruột của Trần Thánh Tông (Trần Hoảng), sinh năm 1241, quê ở làng Tức Mạc, tỉnh Nam Định. Thuộc dòng dõi vương tôn nên học nhiều, biết rộng, có tài cả về chính trị, ngoại giao lẫn quân sự. Ngay từ lúc còn trẻ, ông đã được phong tước Chiếu Minh Vương. Trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông, ông góp công lớn trong việc đánh bại quân giặc. Sau khi nghe tin Trần Nhật Duật đánh thắng Toa Đô ở Hàm Tử quan, Trần Quang Khải xin được tiến quân ra Thăng Long. Cùng với Trần Quốc Toản và Phạm Ngũ Lão, ông tiến quân đánh Thoát Hoan ờ bến Chương Dương. Thoát Hoan thua, bỏ Thăng Long chạy qua sông Hồng về giữ Kinh Bắc (Bắc Ninh). Trần Quang Khải vào thành, sai mở tiệc khao quân, ngâm bài thơ Tụng giá hoàn kình sư.
II. Phiên âm bài thơ:
Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực Vạn cổ thử giang san.
Trong Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim dịch:
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử hắt quân thù
Thái hình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu
Mỗi câu trong bài thơ là mỗi sự việc, mỗi ý rõ ràng. Câu Khai là hình ảnh quân ta đánh trận Chương Dương:
Đoạt sáo Chương Dương độ
Chương Dương cướp giáo giặc
Câu thơ miêu tả hành động, động từ được đặt ở đầu câu để nhấn mạnh. “Đoạt", một hành động dứt khoát, giành lấy, giật lấy và giữ lấy. Và nếu giàu trí tưởng tượng thì đó là một hình ảnh sinh động đầy tính chiến đấu, bất ngờ. Giành lấy giáo gươm, “đoạt sáo" từ tay giặc có nghĩa là tước vũ khí của chúng, không cho chúng sử dụng để hại dân lành, để xâm phạm đất nước vốn dĩ đã “rành rành định phận tại sách trời". Lịch sử ghi lại trận Chương Dương: Nghe tin Trần Nhật Duật đánh thắng giặc ở Hàm Tử quan, Hưng Dạo Vương tậu với vua rằng: “Quân ta mài thắng, khí lực đang hăng, mà quân Nguyên mới thua, tất cũng chột dạ. Vậy nên nhân dịp này tiến quân đánh Thoát Hoan để khôi phục kinh thành...“Trần Quang Khải với Trần Quốc Toản và Phạm Ngũ Lão đem quân từ Thanh Hóa đi thuyền vòng đường bể ra đến bến Chư Câu Thừa cũng là hình ảnh quân ta đánh giặc ở cửa Hàm Tử:
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Hàm Tử bắt quân thù
Cũng như câu Khai, ở câu này động từ cũng đứng trước. “Cầm" là giữ, là bắt. “Hồ" là tộc người ở phía. Bắc Trung Hoa, quân Nguyên - Mông vốn có gốc ở vùng ấy. Hốt Tất Liệt (Koubilai) đánh thắng quân nhà Tống, cai trị Trung Hoa, sai sứ sang nước ta yêu cầu vua Thái Tông về thần phục. Vua Trần chẳng những không chịu lại bắt giam cả sứ Mông cổ rồi truyền cho Trần Quốc Tuấn đem binh lính lên trấn giữ phía Bắc vào năm Đinh Tỵ (1257). Thế là chiến tranh lần thứ nhất nổ ra. Sau đó, tuy hòa hoãn nhưng Mông cổ luôn nuôi chí thực hiện quyền bảo hộ. Nay lại lấy cớ mượn đường đánh Chiêm Thành để thôn tính nước ta. Lần này, quân ta thua, Hưng Đạo Vương phải đem vua về Thanh Hóa. Toa Đô, tương thống lĩnh lãnh đạo thứ hai của quân Nguyên vượt đường biển đánh Chiêm Thành, sau đó từ đàng trong đánh ra Nghệ An. Trần Quang Khải đem quân những nơi hiểm yếu. Đánh mãi không xuyên thủng được phòng tuyến của quân ta, Toa Đô cùng Ô Mã Nhi đành cho chiến thuyền về hướng Bắc hợp cùng đội quân của Thoát Hoan. Trần Quang Khải bèn cho quân cấp báo. Vua Trần Nhân Tông hội ý với triều thần, nhất trí với Hưng Đạo vương cử Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật cùng với Trần Quốc Toản và Nguyễn Khoái thống lĩnh năm vạn quân chặn đường đánh. Tháng tư năm Ất Dậu (1285), chiến thuyền của Toa Đô đến bến Hàm Tử, Trần Nhật Duật chia binh tướng xông lên đánh như vũ bão. Quân ta thắng lớn, Toa Đô phải rút quân về Thiên Tường, mở đường cho việc chiếm lại Thăng Long như đã phân tích ở câu Khai. Theo thứ tự của lịch sử thì vị trí của câu thơ trên là:
Hàm Tử bắt quân thù,
Chương Dương cướp giáo giặc
Câu chuyển là câu mang ý khuyên mọi người bằng lời khái quát:
Thái bình tu trí lực
Thái bình nên gắng sức.
Trong câu thơ chữ Hán, “tu” có nghĩa là sửa chữa, bồi đắp lại. Để có được thái bình, dân ta đã hao tổn khá nhiều về nhân mạng, của cải, trí tuệ. Làng mạc bị quân giặc đốt cháy, ruộng vườn bị tàn phá, của cải bị cướp bóc... Nay thì ta chẳng những cần phải phục hồi lại mà còn cần phải “tu”; không chỉ sửa chữa mà cần phải bồi đắp vào để “trí” sáng suốt hơn, thông minh hơn, nhạy bén hơn và “lực” thì mạnh hơn, có tiềm năng hơn, của cải có nhiều hơn, giàu có hơn,... Nghĩa mọi thứ cần phải được tu bổ, mọi người cần cố gắng hoàn thiện mình từ sức lực đến trí lực, cần cố gắng hoàn thiện gia đình... Tại sao vậy? Bởi chính nhờ vậy mới giữ được
Vạn cổ thử giang san
Non nước ấy ngàn thu.
Câu hợp là lời khẳng định nối tiếp truyền thống của Nam quốc sơn hà Nam đế cư. Cảm nhận khi đọc bài Phò giá về kinh
III. Cũng như Nam quốc sơn hà, Tụng giá hoàn kinh sư là bài thơ yêu nước nổ tiếng bởi nội dung tư tưởng được diễn đạt rõ ràng, dứt khoát chỉ trong hai mươi tiếng của bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. Và còn hơn thế là bài thư mang lại cho người đọc cảm xúc mãnh liệt ẩn kín trong lời của từng câu thơ. Là một vị tướng, ông có những chiến công hiển hách; là một nhà thơ với biệt hiệu Lạc Đạo tiên sinh, ông có tập thơ Lạc Đạo, vui đời đạo lí. Thơ ông còn lại tuy ít nhưng vẫn mang cốt cách, thần khí riêng, chứa chất bên trong một sức sống mãnh liệt. Ngày 20 - 07 - 1294, Trần Quang Khải mất vào tuổi 53,
Mong rằng bài viết Phò giá về kinh của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn hiểu thêm về tác phẩm này!