Đăng ký

Phân tích trao duyên

1,531 từ

   Nguyễn Du là đại thi hào của nền văn học Việt Nam và là danh nhân văn hóa thế giới. Sáng tác "Truyện Kiều" là tác phẩm thành công và tạo nên tên tuổi của Nguyễn Du trong nền văn học trung đại Việt Nam. Trong đó phải kể đến đoạn trích "Trao duyên". Hãy cùng tìm hiểu đoạn trích qua bài phân tích trao duyên của Cunghocvui.com

Chị em Thúy Kiều- Thúy Vân

Chị em Thúy Kiều- Thúy Vân

Phân tích trao duyên

  Nguyễn Du là đại thi hào của nền văn học Việt Nam và là danh nhân văn hóa thế giới. Sáng tác "Truyện Kiều" là tác phẩm thành công và tạo nên tên tuổi của Nguyễn Du trong nền văn học trung đại Việt Nam. Trong đó phải kể đến đoạn trích "Trao duyên".

  Những câu thơ mở đầu là lời khẩn khoản yêu cầu của Thúy Kiều với Thúy Vân

Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em

Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề

Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai

Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non

Nói với em gái nhưng Kiều dùng những từ mang hàm chứa nội dung thông báo đồng thời cũng mang cả niềm tin trong đó đó là những chữ như "cậy", "lạy rồi sẽ thưa","xót tình máu mủ"...Nàng thực sự mong muốn em gái thay mình trả nghĩa Kim Trọng. Nàng dùng từ "chịu" mà không phải từ "nhận", rồi nàng bảo Vân "chịu lười" trước rồi mới "thưa" sau vì Kiều biết rằng nếu nói ra chắc gì Vân đã chịu lời đồng ý. Dường như Thúy Kiều đang đưa Thúy Vân vào hoàn cảnh bị động, không nhận lời không được, ở hoàn cảnh này không chỉ mỗi Thúy Kiều mà Thúy Vân cũng rất khó xử. Sau đó, nàng nói qua về hoàn cảnh của mình, những việc gì đang diễn ra chắc Vân là người hiểu rõ sự tình nhất vì nàng là người chứng kiến cả hai biến cố của cuộc đời Kiều là "lúc gặp Kim Trọng" và khi "sóng gió bất kì". Nàng nói đến lời thề nguyền thật trân trọng: lời nước non.

  Nàng cảm thấy thật thanh thản khi Thúy Vân kết duyên cùng Kim Trọng

Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây

Kiều mong Vân nể tình chị em, tình ruột già máu mủ mà chấp nhận lời nhờ cậy của Kiều giúp chị trả nghĩa cho Kim Trọng. Sau này dù chị có "thịt nát xương mòn" thì cũng sẽ vui lòng khi nhìn thấy mối lương duyên Thúy Vân - Kim Trọng trên trần thế. 

  Kiều nhiều lần nhắc đên các vật kỉ niệm cũng như bản thân các kỉ niệm tình yêu rất đẹp và thiêng liêng. Việc nhớ đến từng chi tiết của kỉ niệm cho thầy nàng trân trọng tình yêu, thiết tha với tình yêu như thế nào. 

Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tờ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai

Kiều nghĩa nhiều đến cái chết chứng tỏ nàng thấy cuộc đời vô nghĩa như thế nào khi không được sống cùng chàng Kim. Đoạn trích 5 lần Kiều nhắc đến cái chết: "Chị dù thịt nát xương mòn", "mất người", "thấy hiu hiu gió mà lay chị về", "nát thân bồ liễu", "người thác oan". Như vậy chứng tỏ Thúy Kiều đã nghĩ đến cái chết, một kết thúc cho cuộc đời mình khi quyết định bán mình chuộc cha và trao duyên cho em gái. Nhưng việc tập trung dàu đặc các từ ngữ diễn tả ý nghĩ về cái chết này cho thấy Kiều thiết tha biết bao với tình yêu, đồng thời cho thấy bi kịch của tình yêu, yêu mà không được sống hạnh phúc bên người yêu. 

  Ngôn ngữ nhân vật cũng là một phương tiện được tác giả khai thác để thể hiện lí trí và tình cảm của Kiều. Lúc đầu, Kiều dùng ngôn ngữ thuyết phục Thúy Vân vì đối tượng đối thoại là Thúy Vân. Nhưng rồi Kiều đánh mất sự thanh thản từ lúc nào, nàng bất giác chuyển qua ngôn ngữ độc thoại với lười than thân trách phận, xót xa, đau đớn.

  Cuối cùng Kiều chuyển qua đối thoại với KIm Trọng mà quên hẳn Thúy Vân đang ngồi trước mặt. Đó là đỉnh điểm của sự đau đớn vì tình yêu dang dở, là lời nhắn gửi thiết tha đến chàng Kim.

Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng

  Sự chuyển đổi đối tượng hướng đến của ngôn ngữ nhân vật tạo điều kiện cho độc giả hình dung tâm trạng nhân vật đa dạng, nhiều chiều. 

  Đoạn trích "Trao duyên" cho ta thấy "sức cảm thông lạ lùng" của đại thi hào Nguyễn Du đối với những khổ đau và khát vọng tình yêu của con người. Qua đoạn trích người đọc còn phải dành lời khen ngợi trước thành công của bít pháp miêu tả nội tâm đặc sắc của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.

 

Mong rằng bài viết phân tích trao duyên của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn có nhiều điều bổ ích!

shoppe