Đăng ký

Phân tích bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

2,924 từ

 Bác Hồ không chỉ được biết đến với những bài thơ dung dị, giàu ý nghĩa mà trong thời gian hoạt động ở nước ngoài đặc biệt là Pháp, tại đây Nguyễn Ái Quốc đã có những tác phẩm viết bằng chữ Pháp có tính chiến đấu mạnh mẽ. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là một tác phẩm như vậy. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

*    Các điểm cơ bản:
-    Nguyễn Ái Quốc là tên gọi rất nổi tiếng được dùng từ năm 1919 đến năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chi Minh.
-    Trước khi sang nhậm chức toàn quyển Đông dương (Việt Nam - Lào- Campuchia) Va-ren hứa chăm sóc vụ Phan Bội Châu, nhưng sau khi nhận chức rồi thi không giữ lời. Va-ren là nhân vật gian dối, đại diện cho thực dân Pháp.
•    Phan Bội Châu là "vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập” của dàn tộc việt Nam.
-    Nghệ thuật xây dựng nhân vật theo bút pháp tương phản và trí tưởng tượng của tác giả.

Soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
I.    Theo sách giáo khoa thì Nguyễn Ái Quốc là tên gọi rất nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được dùng từ năm 1919 đến năm 1945. Bút danh Nguyễn Ái Quốc gắn với tờ báo Người cùng khổ, nhiều truyện kí (sau này in thành Truyện kí Nguyễn Ái Quốc) và tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp viết trên đất Pháp, bằng tiếng Pháp trong thời gian từ 1922 đến 1925. Trong Truyện kí Nguyễn Ái Quốc có truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu được viết ngay khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt cóc (18 - 6 - 1925) ở Trung Quốc giải về giam ở Hỏa Lò - Hà Nội và sắp bị xử án, còn Va-ren thì chuẩn bị sang nhậm chức Toàn Ịuyền Đông Dương. Tác phẩm được viết với mục đích cổ động phong trào tủa nhân dân trong nước đòi thả Phan Bội Châu.

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

II.  Trước khi phân tích truyện, chúng ta cần biết Toàn quyền là chức cai trị íứng đầu cả Đông Dương thời thuộc Pháp gồm Việt Nam, Lào, Campuchia. Đấy là một chức quan lớn đối với người Pháp ham danh lợi. Va-ren đã được thính phủ Pháp thời bấy giờ bổ vào chức vụ này, cùng lúc với công luận phê phán thực dân Pháp bắt cóc Phan Bội Châu. Có lẽ vì thế nên tác giả đã lấy sự việc để mở đầu truyện: "ông Va-ren đã nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu" và “giả thử cứ cho rằng" ông ta giữ lời hứa để nêu vấn đề: 'liệu quan Toàn quyền Va-ren sẽ “chăm sóc" “vụ ấy vào lúc nào và ra làm ao". Trả lời câu hỏi ấy chính là xác định giá trị lời “nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu” của quan Toàn quyền.

Trườc tiên, quan Toàn quyền đang ở Pháp, mà từ Pháp đáp tàu thủy đến Sài Gòn phải mất bốn tuần lễ. Như vậy chăm sóc đầu tiên của quan Va-ren là "Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù”. Tới đây, người đọc có thể nêu câu hỏi: Tại sao quan Toàn quyền không ra lệnh tạm giữ mà lại để Phan Bội Châu ô nhà giam Hỏa Lò - Hà Nội. Không làm điều ấy, Va-ren đã tạo mối nghi ngờ ở công luận. Người viết báo như Nguyễn Ái Quốc có quyền “theo dõi bằng đôi cánh của trí tưởng tượng", để giả định, đoán trước việc làm của ông Va-ren. Ây là việc theo Va-ren đi đến “tận cổng nhà lao chính, tận xà lim” để nhìn tận mắt ông ta “chăm sóc” cụ Phan Bội Châu như thế nào. Tác giả đã buông hai câu cảm thán: “Ôi thật là một tân kịch! ôi thật là một cuộc chạm trán!” và trước khi miêu tả “lân kịch - cuộc chạm trán” lịch sử ấy, Nguyễn Ái Quốc đã có mấy dòng so sánh nhân cách, hoạt động xã hội của hai người. Va-ren là “người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn,...”. Còn Phan Bội Châu là “người đã hi sinh cả gia đình và của cải để xa lánh khỏi thấy mặt bọn cướp nước mình, sống xa lìa quê hương, luôn luôn bị lũ này săn đuổi, bị chúng kết án tử hình vắng mặt”.

Về “lí lịch” mà xét thì Va-ren đã là người dối trá, một mặt hai lòng, là kẻ đã chối bỏ niềm tin. Còn Phan Bội Châu là người căm thù, chấp nhận hi sinh trong đấu tranh chống lại lũ cướp nước. Kẻ dối trá, lật lọng đang là quan Toàn quyền, còn người được tôn vinh là “bậc anh hùng, bậc thiên sứ” thì đang ở tù. Hai hình ảnh trái nghịch ấy đang đối mặt nhau tại nhà tù, ở trong trang văn trần thuật của Nguyễn Ái Quốc. Va-ren đang “chăm sóc” cụ Phan Bội Châu. Ông ta “chăm sóc” như thế nào? Ông ấy chăm sóc theo kiểu “có đi phải có lại”. Tay phải đưa ra bắt tay Phan Bội Châu, tay trái thì “nâng cái gông to kệch đang xiết chặt Phan Bội Châu...”, còn miệng thì ra sức thuyết giáo. Chỉ một mình ông ta nói, còn Phan Bội Châu thì nhìn 10 đãng mà không nói gì. Nhà văn đã đưa ra hình ảnh đôi thoại đơn phương, gần như là độc thoại với ngụ ý làm rõ tính cách của hai nhân vật. Va-ren đi từ sự dụ dỗ “Tôi đem lại tự do cho ông đây!” tới ve vuốt “bày tỏ tấm lòng rất mực quý trọng ông”', từ kêu gọi, hứa hẹn “Chúng ta có thế cùng nhau làm cho nước ông trở thành một quốc gia tân tiến lớn, một xứ tự trị, một nước Pháp ở châu Á!” đến khuyên cáo “chứ tìm cách xúi giục đồng bào ông nổi lên chống lại chúng tôi nữa”. Để có sức mạnh thuyết phục hơn, Va-ren đã nêu đích danh những người Việt và những người Pháp thành danh nhờ “đã lần lượt đốt cháy những cái mà mình đã tôn thờ và đang tôn thờ những cái mà mình đã đốt cháy". Càng nói tính cách tráo trở, lật lọng của Va-ren càng được phơi bày.

Trước những lời thuyết dụ ấy của Va-ren và trước yêu cầu của Varen thì người tù, qua lời văn tự sự của Nguyễn Ái Quốc: "ừ thì Phan Bội Châu nhìn Va-ren", nhưng là cái nhìn “dửng dưng", còn lời thuyết dụ thì "chang khác gì “nước đổ lá khoai"". Có phải vì Phan Bội Châu không hiểu Va- ren nói gì khiến ông ta “sửng sốt cả người?" Không. Cả hai người đều không hiểu nhau chẳng phải vì ngôn ngữ bất đồng mà vì một kẻ tráo trở, một người trung thực không cùng mục đích trong buổi hội kiên. Lời văn có chút mỉa mai hóm hỉnh ấy càng làm tăng thêm bản tính kiên cường, thái độ khinh bỉ của Phan Bội Châu trước kẻ thù. Hình ảnh “Va-ren sưng sốt cả người” là nhịp cầu nối cho đoạn kết và đoạn TB (tái bút) của truyện. Đó là phần kể lại phản ứng của Phan Bội Ch,'u sau khi Va-ren nói lời cuối tự lột trần bộ mặt trơ tráo của mình. Một “vị thiên sứ” không thể thỏa hiệp với kẻ phản đồ, bởi vậy mà Phan Bội Châu “cười... ruồi", rồi quyết liệt “nhổ vào mặt Va-ren" qua lời kể của hai nhân chứng. Phân tích truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

III.    Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu được viết theo “trí tưởng tượng”, là một truyện hư câu bằng lời văn sắc sảo và hóm hỉnh. Tác giả đã làm nổi bật hai nhân vật đại diện cho hai thế lực thời bấy giờ. Va- ren đại diện cho thực dân xâm lược. Và Phan Bội Châu đại diện cho người dân bị xâm lược. Tất nhiên, với tài viết của mình, Nguyễn Ái Quốc miêu tả hai con người tương phản ấy để người đọc so sánh và nhận ra Phan Bội Châu xứng đáng là “vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”, tiêu biểu cho con người đầy khí phách của dân tộc Việt Nam.

 

Mong rằng bài viết Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn học tốt trong chương trình Ngữ văn 7

shoppe