Phần câu hỏi trong bài
Hoạt động 1 trang 108 Toán lớp 6 Tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo:
Đề bài: Trong hộp có 5 quả bóng xanh và 1 quả bóng đỏ. Không nhìn vào hộp, chọn ra từ hộp một quả bóng. Xét các sự kiện sau:
- Bóng chọn ra có màu vàng;
- Bóng chọn ra không có màu vàng.
- Bóng chọn ra có màu xanh.
Sự kiện nào có khả năng xảy ra cao nhất?
Giải:
- Sự kiện “Bóng chọn ra có màu vàng” không thể xảy ra. Vì trong hộp không có quả bóng màu vàng.
- Sự kiện “Bóng chọn ra không có màu vàng:” chắc chắn xảy ra. Vì trong hộp không có quả bóng màu vàng.
- Trong hộp có cả quả bóng màu xanh và màu đỏ. Khi lấy ra một quả bóng từ trong hộp ra thì có thể lấy được số quả bóng màu xanh hoặc màu đỏ.
Do đó, sự kiện “Bóng chọn ra có màu xanh” có thể xảy ra.
Vậy sự kiện có khả năng xảy ra cao nhất là: “Bóng chọn ra không có màu vàng”.
Hoạt động 2 trang 108 Toán lớp 6 Tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo:
Đề bài: Thực hiện việc xoay ghim 20 lần quanh trục bút chì và sử dụng bảng kiểm đếm theo mẫu như hình vẽ để đếm số lần ghim chỉ vào mỗi màu.
Hãy tính tỉ số của số lần ghim chỉ vào ô màu trắng và tổng số lần xoay ghim.
Giải:
Tổng số lần xoay ghim là 20 lần.
Số ghim chỉ vào ô màu trắng trong 20 lần xoay là 12 lần.
Tỉ số của số lần ghim chỉ vào ô màu trắng và tổng số lần xoay là:
Vậy tỉ số của số lần ghim chỉ vào ô màu trắng và tổng số lần xoay là .
Thực hành trang 109 Toán lớp 6 Tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo:
Đề bài: Tìm xác suất thực nghiệm của sự kiện ghim chỉ vào ô màu xám, màu đen.
Giải:
Tổng số lần xoay ghim là 20 lần.
Số ghim chỉ vào ô màu xám trong 20 lần xoay là 2 lần.
Xác suất thực nghiệm của sự kiện ghim chỉ vào ô màu xám là:
Số ghim chỉ vào ô màu đen trong 20 lần xoay là 6 lần.
Xác suất thực nghiệm của sự kiện ghim chỉ vào ô màu đen là:
Vậy xác suất thực nghiệm của sự kiện ghim chỉ vào ô màu xám là .
Vận dụng trang 109 Toán lớp 6 Tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo:
Đề bài: Hằng ngày Sơn đều đi xe buýt đến trường. Sơn ghi lại thời gian chờ xe của mình trong 20 lần liên tiếp ở bảng sau:
Hãy tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện:
a) Sơn phải chờ xe dưới 1 phút.
b) Sơn phải chờ xe từ 5 phút trở lên.
Giải:
Tổng số lần Sơn chờ xe buýt là: 4 + 10 + 4 + 2 = 20 (lần).
a) Số lần Sơn phải chờ xe dưới 1 phút là 4 (lần).
Xác suất thực nghiệm của sự kiện “Sơn phải chờ xe dưới 1 phút” là:
Vậy xác suất thực nghiệm của sự kiện “Sơn phải chờ xe dưới 1 phút” là .
b) Số lần Sơn phải chờ xe từ 5 phút trở lên là tổng số lần Sơn chờ xe từ 5 phút đến 10 phút và từ 10 phút trở lên.
Do đó, số lần Sơn phải chờ xe từ 5 phút trở lên là: 4 + 2 = 6 (lần).
Xác suất thực nghiệm của sự kiện “Sơn phải chờ xe từ 5 phút trở lên” là:
Vậy xác suất thực nghiệm của sự kiện “Sơn phải chờ xe từ 5 phút trở lên” là .