Đăng ký

Phần câu hỏi trong bài

Thực hành 1 trang 93 Toán lớp 6 Tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo:

Đề bài: 

 Cho góc xOy như hình vẽ. Em hãy dùng thước đo góc đo góc xOy.

Cho góc xOy như hình vẽ. Em hãy dùng thước đo góc đo góc xOy

Giải:

Dùng thước đo góc, xác định số đo của góc xOy như sau:

Bước 1: Ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh O của góc.

Bước 2: Xoay thước sao cho một cạnh của góc (chẳng hạn, cạnh Oy) đi qua vạch 0 của thước và thước chồng lên phần trong của góc.

Bước 3: Cạnh còn lại của góc là cạnh Ox đi qua vạch chỉ số 60 của thước đo góc.

Vậy xOy= 60o.

Thực hành 2 trang 94 Toán lớp 6 Tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo:

Đề bài:Mỗi góc trong Hình 3 có số đo là bao nhiêu?

 – Mỗi góc trong Hình 3 có số đo là bao nhiêu?

- Dùng thước đo góc để xác định số đo các góc trong Hình 4.

– Mỗi góc trong Hình 3 có số đo là bao nhiêu?

Giải:

 

* Trong Hình 3 có:

- Đỉnh O trong mỗi góc trong hình trên đều trùng với tâm của thước.

- Một cạnh của góc là cạnh Oy đi qua vạch 0 của thước và thước chồng lên phần trong của góc.

- Cần xác định xem cạnh còn lại của góc (cạnh Ox) đi qua vạch chỉ số nào trên thước đo góc, ta sẽ được số đo của góc đó.

Số đo của mỗi góc trong Hình 3:

- Trong hình a) cạnh Ox đi qua vạch chỉ số 40 của thước đo góc.

Do đó số đo góc xOy là 40o.

- Trong hình b) cạnh Ox đi qua vạch chỉ số 135 của thước đo góc.

Do đó số đo góc xOy là 135o.

- Trong hình c) cạnh Ox đi qua vạch chỉ số 90 của thước đo góc.

Do đó số đo góc xOy là 90o.

- Trong hình d) cạnh Ox đi qua vạch chỉ số 180 của thước đo góc.

Do đó số đo góc xOy là 180o.

Vậy số đo mỗi góc trong Hình 3 là: 

Hình a) xOy= 40o; 

Hình b) xOy= 135o;

Hình c) xOy= 90o;

Hình d) xOy= 180o.

* Trong Hình 4 có:

- Hình a) có một góc là xOy.

- Hình b) có ba góc là:BAC, ABC ,ACB .

Dùng thước đo góc, xác định số đo của mỗi góc trong Hình 4 như sau:

• Đo góc xOy:

Bước 1: Ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh O của góc.

Bước 2: Xoay thước sao cho một cạnh của góc (chẳng hạn, cạnh Oy) đi qua vạch 0 của thước và thước chồng lên phần trong của góc.

Bước 3: Cạnh còn lại của góc là cạnh Ox. Ta thấy cạnh Ox đi qua vạch chỉ số 95 trên thước đo góc.

Do đó, xOy = 95o.

• Đo góc BAC:

Bước 1: Ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh A của góc.

Bước 2: Xoay thước sao cho một cạnh của góc (chẳng hạn, cạnh AB) đi qua vạch 0 của thước và thước chồng lên phần trong của góc.

Bước 3: Cạnh còn lại của góc là cạnh AC. Ta thấy cạnh AC đi qua vạch chỉ số 58 trên thước đo góc.

Do đó, BAC = 58o.

• Đo góc ABC:

Bước 1: Ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh B của góc.

Bước 2: Xoay thước sao cho một cạnh của góc (chẳng hạn, cạnh BC) đi qua vạch 0 của thước và thước chồng lên phần trong của góc.

Bước 3: Cạnh còn lại của góc là cạnh BA. Ta thấy cạnh BA đi qua vạch chỉ số 58 trên thước đo góc.

Do đó, ABC = 58o.

• Đo góc ACB:

Bước 1: Ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh C của góc.

Bước 2: Xoay thước sao cho một cạnh của góc (chẳng hạn, cạnh CB) đi qua vạch 0 của thước và thước chồng lên phần trong của góc.

Bước 3: Cạnh còn lại của góc là cạnh CA. Ta thấy cạnh CA đi qua vạch chỉ số 27 trên thước đo góc.

Do đó,ACB = 27o.

Vậy số đo mỗi góc trong Hình 4 là: 

Hình a)xOy = 32o; 

Hình b)BAC = 58o;ABC = 58o;ACB = 27o.

Hoạt động 2 trang 95 Toán lớp 6 Tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo:

Đề bài:  Hãy đo các góc dưới đây và so sánh số đo của chúng với 90°.

Hãy đo các góc dưới đây và so sánh số đo của chúng với 90°

Giải:

Đo các góc trong hình trên và so sánh số đo của góc đó với 90° như sau:

a) Đo góc mBn:

Bước 1: Ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh B của góc.

Bước 2: Xoay thước sao cho một cạnh của góc (chẳng hạn, cạnh Bm) đi qua vạch 0 của thước và thước chồng lên phần trong của góc.

Bước 3: Cạnh còn lại của góc là cạnh Bn. Ta thấy cạnh Bn đi qua vạch chỉ số 90 trên thước đo góc.

Vậy mBn = 90o. 

b) Đo góc pCq:

Bước 1: Ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh C của góc.

Bước 2: Xoay thước sao cho một cạnh của góc (chẳng hạn, cạnh Cp) đi qua vạch 0 của thước và thước chồng lên phần trong của góc.

Bước 3: Cạnh còn lại của góc là cạnh Cq. Ta thấy cạnh Cq đi qua vạch chỉ số 45 trên thước đo góc.

Do đó, pCq= 45o.

Vì 45o < 90o nên pCq < 90o.

Vậy pCq = 45o và pCq < 90o.

c) Đo góc xOy:

Bước 1: Ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh O của góc.

Bước 2: Xoay thước sao cho một cạnh của góc (chẳng hạn, cạnh Oy) đi qua vạch 0 của thước và thước chồng lên phần trong của góc.

Bước 3: Cạnh còn lại của góc là cạnh Ox. Ta thấy cạnh Ox đi qua vạch chỉ số 130 trên thước đo góc.

Do đó,xOy = 130o.

Vì 130o > 90o nên xOy > 90o.

Vậy xOy = 130o và xOy > 90o.

Có thể bạn quan tâm

shoppe