Đăng ký

Phân tích Những câu châm biếm

2,840 từ

Trong ca dao - dân ca, ngoài những câu hát yêu thương, tình nghĩa, những câu hát than thân... còn nhiều câu hát mang nội dung hài hước, châm biếm nhằm phơi bày các hiện tượng ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng ngược đời, những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội. Hãy tìm hiểu những câu hát châm biếm qua bài viết dưới đây

Những câu hát châm biếm

* Các điểm cơ bản:
-    Hàm biếm là một đặc tính khá nổi bật của người Việt nhằm thể hiện tinh thần phản kháng, đấu tranh bằng cách gây cười.
-    Gán như không có ranh giới trong đối tượng châm biếm
-    Có nhiều mức độ chàm biếm khác nhau:
      + Trào lộng: Đùa cợt, chế giễu.
      + Trào phúng: Chế giễu, chê bai bằng lời chua chát.
      + Trào mạ: Châm biếm bằng lời mắng chửi. Dù ở mức độ nào thì lởi chàm biếm cũng mang tinh thần hướng thiện.
-    Về hình thức thì dùng các biện pháp ẩn dụ, nói ngược, phóng đại...

Những câu hát châm biếm

Những câu hát châm biếm

I.  Trong giao tiếp với người khác, với sự vật thì ngoài lòng nhân ái người Việt còn có tinh thần phản kháng, đấu tranh bằng hình thức gây cười, trào lộng. Họ trào lộng những thói hư, tật xấu, họ châm biếm chống lại áp bức, cường quyền. Hình như đặc tính trào lộng, chế giễu những con người, những thói hư tật xấu cũng nằm trong tinh thần hướng thiện và người dân Việt cũng rất công bằng, chẳng vị nể ai: từ người dân thường đến những kẻ có quyền có chức, từ ông thầy bói cho đến người tu hành chưa dứt mùi tục lụy. Nhẹ thì trào lộng, nạng hơn nữa thì châm biếm, trào phúng chua cay... bằng nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại hoặc nói ngược... để người có thói hư, tật xấu nghe mà dần sửa đổi tính tình.

Soạn bài Những câu châm biếm

II.  Chế giễu người chú có lắm thói hư tật xâu, ai đó đã hát mấy câu:

Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng ?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa,
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.

   Hai câu mở đầu vừa để bắt vần cho bài hát vừa đặt thẳng vấn đề "lấy chú tôi" với “cớ yếm đào". Để “cô yếm đào" biết "chú tôi" là người như thế nào trước khi quyết định chọn chồng hay không, tác giả đã giới thiệu phẩm chất của người chú. Tất cả đều có ở 4 câu cuối của bài. Hai câu nói về thói xấu với từ “hay" vừa để nhấn mạnh vừa tạo cho người đọc về thói quen xấu này. Ấy là thói thích rượu chè, rồi ngủ trưa. Tất cả đều là những thứ ăn chơi, hưởng thụ tôốn tiền hao của, bỏ bê công việc. Chưa hết, “chú tôi” còn có những điều “ước” lạ đời. Ông “ước những ngày mưa" để khỏi đi làm, để có lí do bạn với rượu chè. Còn đêm thì “ ước thừa trống canh", bởi đêm có năm canh, mỗi canh đều có tiếng trống báo hiệu, ông ước đêm có nhiều trống canh hơn đế được ngủ, khỏi đi làm. Với lời rao về ông chú thì liệu có người con gái đẹp (cô yếm đào) nào dám lây ông chú làm chồng. Những phụ nữ mê bói toán thường bị người đời chọc quê rằng:

Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.
Số cô có mẹ có cha
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.
Số cô có vợ có chồng,
Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai.

   Khi nghe thầy bói phán những câu trên, cô gái nghĩ gì. Còn người nghe, người đọc tỉnh táo thì cười khoái trá. sống ở đời ai lại không có mẹ là đàn bà, cha là đàn ông. Khi có chồng thì sinh con, chẳng phải con trai thì là con gái. Toàn là những con người, sự việc sờ sờ trước mắt mà ai cũng thấy, ai cũng biết. Vậy mà cô gái kia vẫn chịu mất tiền cho thầy bói thì không chê cười, chế giễu sao cho được! Không chỉ chế giễu những phụ nữ mê muội mà bài ca dao còn phê phán những tay thầy bói chẳng tiết gì về lí số nhưng vẫn hành nghề nhằm lường gạt những người nhẹ dạ. Với những kẻ lợi dụng quyền thế để hưởng thụ trên sự đau khổ của người khác, người dân có lời châm biếm khá nặng nề, khá chua chát:

Con cò chết rũ trên cây,
Cò con mở lịch xem ngày làm ma.
Cà cuống uống rượu la đà,
Chim ri ríu rít bò ra lấy phần,
Chào mào thì đánh trống íỊuãn
Chim chích cởi trần, vác mõ đi rao. 

Mỗi con vật tượng trưng cho một hạng người trong xã hội xưa. Con cò là hình ảnh tượng trưng cho nông dân. Cà cuống là hình ảnh tượng trưng cho những kẻ có chức quyền ỏ làng xã. Chim ri, chào mào tượng trưng cho các tén cai lệ, lính hầu. Chim chích là hình ảnh của anh chuyên cầm mõ đi thông báo việc làng.

   Bài hát như một tiểu phẩm châm biếm chua cay, cười ra nước mắt. Người nông dân chờ bệnh, chết già. Con của kẻ xấu số chọn ngày hợp tuổi để lo chôn cất. Nỗi bất hạnh được lan truyền. Thế là những kẻ có quyền hành lớn bé thi nhau lấy phần chè chén ăn nhậu mà chẳng hề chia sẻ sự mất mát buồn đau của cò con. Họ đã biến đám ma thành một bữa tiệc rượu. Bài hát như một bi hài kịch có nhiều vai diễn và thể hiện cái tài tránh đối đầu trực tiếp vời những kẻ có quyền thế bằng những hình ảnh tượng trưng nhưng vẫn có ý phê phán và tố cáo. Cuối cùng là bài hát nêu đích danh hạng người đáng chê cười:

Cậu cai nón dâu lông gà,
Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai.
Ba năm được một chuyến sai,
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.

"Cậu cai" ở đây là cai lệ, chức thấp nhất của một loại lính trong quân đội thời xưa. Đã là lính thì phải được cấp quân phục, quân trang. Đó là “nón dấu lông gà, nhẫn (trang sức đeo ở ngón tay), áo ngắn, quần dài". Với bộ quân phục ấy khoác lên người, xem ra “cậu cai” trông cũng oai phong. Là lính lẽ ra “cậu cai” phải bận rộn nhiều, đằng này mãi đến ba năm nới “được một chuyến sai”, ba năm mới được đi công tác một lần. Theo hầu quan thì quân phục phải chỉnh lề. Cứ nghĩ rằng mọi thứ từ nón, nhẫn lên áo ngắn, quần dài đều có sẵn. Chỉ tới khi đọc câu cuối, người đọc rrới cười hả hê. Hóa ra cậu cai phải đi “mượn" áo, “thuê" quần. Sự việc rày khiến người đọc (người nghe) suy nghĩ. Có phải chính quyền thuở ấy nghèo đến độ không phát đủ quân phục cho lính. Hay vì một lẽ gì đó mà “cậu cai” phải bán áo, bán quần.... Nội dung châm biếm, mỉa mai ẩn trong sự việc mượn áo, thuê quần thủa ấy của “cậu cai”. Phát biểu cảm nghĩ những câu hát châm biếm

III.  Ọua các hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ, bằng nghệ thuật đốì lập và phóng đại, những câu hát châm biếm trên đã phơi bày các thói hư tật xấu của mọi hạng người trong xã hội để người nghe (người đọc) biết mà tránh xa. Như thế ta thấy đặc tính đùa bợt, giễu cợt luôn mang mầm mống tư tưởng đối kháng, không phải là lối xử thế vô thưởng vô phạt. Nó luôn có mục đích hướng thiện, đổi mới con người, giúp con người sống có ý nghĩa hơn, giúp xã hội tiến bộ hơn. Cái cười trở thành thứ vũ khí đặc biệl làm cho con người thấy rõ giá trị

Trăm năm bia đá cũng mòn,
Nghĩn năm bia miệng hãy còn trơ trơ.

 

Mong rằng bài viết Những câu hát châm biếm sẽ giúp các bạn có thêm những tiếng cười và rút ra bài học cho chính bản thân!
 

shoppe