Nghị luận tác phẩm đức tính giản dị của Bác Hồ- Văn mẫu hay lớp 7
Bài văn mẫu nghị luận tác phẩm đức tính giản dị của Bác Hồ
Cùng CungHocVui tham khảo bài văn mẫu nghị luận tác phẩm đức tính giản dị của Bác Hồ chi tiết, mới nhất dưới đây để hiểu hơn về tác phẩm và hoàn thành để bài này tốt nhất.
Bài văn nghị luận tác phẩm đức tính giản dị của Bác Hồ
Mở bài nghị luận đức tính giản dị của Bác Hồ
Di huấn của bác Hồ để lại đã có lời dặn như sau: Con người cần phải Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Đây là bốn đức tính vô cùng quan trọng mà theo người đã nói rằng: Thiếu một mùa, thì không thành trời/Thiếu một phương, thì không thành đất /Thiếu một đức, thì không thành người. Đây là những điều bác luôn tâm niệm và cố gắng thực hiện tốt, chắc chắn không thể bỏ qua đức tính “Kiệm”.
Thân bài nghị luận tác phẩm đức tính giản dị của Bác Hồ
Kiệm “là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi” và không phải là bủn xỉn. Trong đó, Cần phải đi đôi với Kiệm “như hai chân của con người”; vì “KIỆM mà không CẦN thì không tăng thêm, không phát triển”. Đức tính kiệm hay còn được người ta gọi đức tính giản dị.
Đức tính giản dị thể hiện tính kiệm rất cao, luôn biết cách sống phù hơp với hoàn cảnh và điều kiện của bản thân, gia đình và xã hội. Chỉ đáp ứng những nhu cầu cần thiết, không lãng phí, xa hoa, cầu kì trong sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày. Đức tính giúp con người ta biết “đủ”, tránh được sự “tham, sân, si” ở đời từ đó hướng tới một con người hoàn thiện hơn. Và Bác cũng chính là tấm gương sáng cho đức tính này.
Đức tính đẹp này không cần thiết phải khoa trương vì “hữu xạ tự nhiên hương”, sẽ tự thu hút được lòng người. Nó cũng là một cách sống, một triết lý sống bởi: Giản dị sẽ không chỉ biểu hiện qua những bề nổi thường ngày, mà nó còn nằm trong suy nghĩ và tiềm thức. Và nó phải xuất phát từ quan niệm sống chân thành, không giả dối.
Đầu tiên phải nói về sự giản dị của Bác trong từng những chi tiết nhỏ nhất của đời sống sinh hoạt hàng ngày. Khi xưa còn trong những năm tháng khó khăn, bữa ăn của Bác đã vô cùng đạm bạc. Điều ấy chẳng hề thay đổi kể cả khi đã là một vị chủ tịch nước: chỉ cần vài ba món đơn giản, không bao giờ để rơi vãi hay thừa một hạt cơm nào.
Xem thêm:
Phân tích đức tính giản dị của bác Hồ
Dàn ý nghị luận đức tính giản dị của bác Hồ
Cung cách ăn mặc không yêu cầu những thứ hào nhoáng, xa hoa, chỉ cần phù hợp với hoàn cảnh và là chính con người mình. Vài bộ đồ kaki, quần áo nâu, đôi dép cao su đã đi theo Hồ Chủ tịch suốt cả một đời người. Bác không muốn mình giống như một vị vua thời phong kiến, ngồi cao vời vợi trên tất cả mọi người mà chỉ cần ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.
Là chủ tịch một nước, bận trăm công nghìn việc nhưng số lượng người giúp việc lại chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cả đời bác hiếm khi được nghỉ ngơi bởi một tâm niệm “Lao động là vinh quang”, luôn cần cù, chăm chỉ từ những công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.
Bác chưa và cũng sẽ không bao giờ là một vị vua chúa trong tâm tưởng của người khác bởi sự giản dị trong quan hệ với mọi người. Không hề câu nệ đến vai vế, vị trí giữa người với người, Hồ Chủ tịch sẵn sàng dành thời gian từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam.
Nghị luận về đức tính giản dị của Bác Hồ
Bác khiến mọi người cảm nhận được sự gần gũi và gắn kết chỉ qua những điều rất nhỏ nhặt. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã sẵn sàng cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Một vị lãnh đạo thực thụ đâu cần phải ngồi trên ngai vàng, đầu đội vương miện? Chỉ cần như Bác là đủ, hết lòng vì con dân. gần gũi và dành thời gian cho chính những đồng bào cần sự quan tâm.
Cả trong những lời nói hàng ngày và bài viết mang tính chính trị cao, đức tính giản dị cũng được khắc họa một cách rõ nét. Những điều lớn lao và vĩ đại được bác “biến hóa” trở thành dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo: "Không có gì quý hơn độc lập tự do". Hay thậm chí khi kêu gọi tinh thần đoàn kết với:
“Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"
Hay còn vô vàn những ví dụ khác để khi nhắc đến. người ta lại càng thêm hiểu và trân quý đức tính tốt đẹp ấy ở con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.
Thế nhưng điều người ta sẽ ngưỡng mộ ở đây chắc chắn không phải chỉ là những thứ bên ngoài. Bởi để có thể duy trì được một lối sống nhất quán như vậy suốt nhiều năm thì việc hình thành một tư tưởng đạo đức đúng đắn mới là điều tuyệt vời nhất. Nó không phải tự nhiên mà có được, phải do sự rèn giũa và tôi luyện bản thân hàng ngày mà hình thành nên.
Đức tính giản dị có cơ sở hình thành trong phẩm chất mỗi người, xuất phát từ việc biết quý trọng việc lao động và những gì mà lao động vất vả cần cù mới có được. Nó phải được biểu hiện ra một cách chân thành và tự nhiên, không bị giả tạo từ những chi tiết nhỏ nhất như việc ăn mặc, cách nói chuyện và giao tiếp hàng ngày.
Nó được rèn giũa qua việc biết trân quý những gì ta đang có, biết ơn những điều trong tay mình mà ông cha để lại, cha mẹ hay chính bản thân mình vất vả làm ra. Chỉ có khi ấy người ta mới ý thực được tiết kiệm và đức tính giản dị làm cần thiết, và nó còn quan trọng hơn khi mỗi cá nhân sẽ sống trong xã hội tuyệt vời: Xã hội chủ nghĩa. Không xa hoa đua đòi, lãng phí tiền của, thời giờ vào việc không cần thiết.
Và ấy cũng là những điều biểu hiện cho một lối sống đẹp có văn hóa. Nhờ nó mà xã hội sẽ nhanh chóng trở nên văn minh,hiện đại và phát triển tốt hơn. Nhưng trước khi nó được biểu hiện ra bên ngoài, nó vốn dĩ đã phải hình thành từ bên trong trước, trở thành ý thức, quan niệm sống của mỗi người. Có như vậy, giản dị được biểu hiện một cách chân thành, trung thực, không gượng ép giả tạo.
Cả cuộc đời Bác Hồ là một bài học lớn cho chúng ta về đức tính giản dị.Đức tính giản dị là vô cùng cần thiết bởi nó sẽ đem lại không chỉ cá nhân mà còn cả xã hội vô cùng nhiều lợi ích. Nhờ nó mà thế giới trở nên văn minh,ngày càng có điều kiện nâng cao chất lượng sống của con người. Bản thân có đức tính giản dị sẽ dễ hòa nhập cộng đồng bởi vẻ đẹp không khoa trương nhưng thu hút lòng người trong phong cách sống.
Nghị luận về bài đức tính giản dị của Bác Hồ
Đức tính giản dị biểu hiện tấm lòng thông cảm, sẻ chia với hàng triệu đồng bào, bao gồm cả trẻ em và cụ già, đang sống trong tình cảnh khó khăn, nghèo đói, bệnh tật. Người có tấm lòng tương thân, tương ái không thể sống xa hoa, lãng phí, vô cảm .
Sống giản dị, cần một năng lực sống, năng lực tâm hồn và quyết tâm cao, cũng cần hoà mình vào cuộc sống đế sống và cảm nhận, cần loại bỏ lòng tham và bù đắp tình yêu cuộc sống. Đó là cách để tránh mọi cám dỗ, giảm áp lực tinh thần và nâng cao bản lĩnh văn hoá.
Ở tuổi học đường, nên chú ý đến việc học tập và tu dưỡng, xây dựng môi quan hệ tốt đẹp với mọi người và sống cởi mở, chân thành, đơn giản. Đó là cách sông đế có được sự quý mến của những người bạn chân chính.Đế sống giản dị, cần một năng lực sống, năng lực tâm hồn và quyết tâm cao, cũng cần hoà mình vào cuộc sống đế sống và cảm nhận, cần loại bỏ lòng tham và bù đắp tình yêu cuộc sống. Đó là cách để tránh mọi cám dỗ, giảm áp lực tinh thần và nâng cao bản lĩnh văn hoá.
Kết bài nghị luận về đức tính giản dị của bác Hồ
Trong cuộc sống, mỗi người có một cách sống, tính cách riêng, nhưng dù có khác biệt ra sao, con người cũng cần tu dưỡng cho mình một chút về đức tính giản dị. Đức tính giản dị phản ánh một mặt trong đạo đức, tác phong, thực chất con người nhưng không phải tự nhiên mà có được. Để có đức tính giản dị, con người phải rèn luyện trong ý thức và biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày.
Trên đây là bài nghị luận tác phẩm đức tính giản dị của Bác Hồ mới, chi tiết nhất được CungHocVui tổng hợp và biên soạn. Hy vọng với bài văn mẫu trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về tác phẩm.