Đăng ký

Phân tích Mưa

1,970 từ

Bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê. Bài thơ thể hiện tài năng quan sát, miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế, độc đáo của tác giả và qua đó cho ta thấy tình yêu thiên nhiên, làng quê của Trần Đăng Khoa. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu bài thơ Mưa của nhà thơ Trần Đăng khoa.

Mưa - Trần Đăng Khoa

Mưa - Trần Đăng Khoa

Mưa

* Các điểm cơ bản
-    Thơ tự do, ngắt nhịp theo dòng, nhưng độ dài - ngắn (số chữ) của câu tùy vào cảm hứng miêu tả từng sự vật, sự việc... Ở bài thơ Mưa có những càu chỉ có một tiếng. Toàn bài có nhịp điệu dồn dập, mạnh... như cơn mưa ngày hè.
-    Cảnh trời sắp mưa, cảnh trời mưa và hình ảnh người cha.

I.  Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, năng khiếu thơ nảy nở rất sớm. Từ lúc là học sinh Tiểu học đã có nhiều bài thơ đăng báo và tập thơ đầu được in năm 1968, lúc tác giả mới mười tuổi. Bài Mưa được rút từ tập thơ đầu tay Góc sân và khoảng trời của tác giả. Mưa được làm theo thể thơ tự do, mỗi câu có độ dài, ngắn khác nhau, ghi lại cảm xúc về cơn mưa rào vào một ngày hè ở quê nhà của tác giả.

II.   Mưa, có lẽ đã có từ khi đất trời và đã là thần nên mới có truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Nhiều nhà thơ, nhà văn đà miêu tả về mưa theo cách nhìn, cảm xúc của mình. Riêng Trần Đăng Khoa, cơn mưa đã được mô tả như thê nào dưới ngòi bút cua cậu bé thuở còn Tiểu học. Mở đầu bài thơ là hai câu, mỗi câu hai tiếng

“Sắp mưa
Sắp mưa”

   Đọc lên ta nghe như tiếng reo vui báo hiệu cơn mưa sẽ đến. Với người lớn, ý nghĩa của “sắp mưa" có thế sẽ khác, ấy là lời thúc giục thu dọn mọi thứ đang ở ngoài trời. Với cậu bé Khoa thì không thế. Trẻ con mà! Ngày hè nắng nóng thấy mưa là vui! Sau tiếng reo ấy, Trần Đăng Khoa miêu tả hiện tượng trước khi mưa. Ấy là hình ảnh của những con “mối trẻ, mối già”, hình ảnh của những chú “gà con” hối hả tìm chỗ ẩn nấp. Từ những hình ảnh gần, dưới một đất, nhà thơ miêu tả những hình ảnh ở xa và trên cao bằng nghệ thuật nhân hóa:


“Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân”

Một loạt các câu nhân hóa bởi các tính từ và động từ đã làm cho nhĩíng hình ảnh trong bài thơ thêm sống động. Cảnh trời đất vần vù trước cơn mưa chẳng khác gì một đạo quân đang thẳng tiến ra mặt trận bụi tung, gió cuốn mà “Ông trời / Mặc áo giáp đen” là thống soái, và quân sĩ thì như “Muôn nghỉn cây mía / Múa gươm”. Nghệ thuật miêu tả ấy đã làm cho khung cảnh vừa trung thực vừa có hồn gần như khắp cả, từ xa đến gần, từ ngoài đến trong vườn, với những

“Bụi tre
Tần ngần
Gỡ tóc
Hàng bưởi
Đu đưa
Bế lủ con
Đầu tròn Trọc lốc”

   Tất cả những hình ảnh được nhân hóa ở trên (và trong cá bài thơ) đều có tác dụng khơi gợi trí tưởng tượhg của người đọc, làm tăng cảm xúc ở họ khi đọc những câu thơ ấy. Người đọc có thể tưởng tượng những “bụi tre - hàng bưởi” là những phụ nữ, những “tóc - lũ con dầu tròn trọc lóc” là lá tre, là những trái bưởi đang bay bay, đong đưa trong cơn gió thổi lúc mạnh, lúc yếu, lúc lặng yên...Rồi thì cơn mưa ào tới. Cả thị giác và thính giác của người đọc đều được những câu thơ đánh thức. Những câu thơ chỉ có một tiêng, hai tiếng (chớp / sấm / cười / bơi / mưa / rơi) thể hiện ban đầu hạt mưa lúc nhặt lúc khoan cho tới tiếng “rơi” cùng với dấu chấm lửng (...) thì mưa ào tới, liên tục khiến

“Đất trời
Mù trắng nước
Mưa chéo mặt sân
Sủi bọt”

   Không chỉ tận dụng phép nhân hóa, nhà thơ còn có cách gieo vần rất “tự do”, không bị ràng buộc bởi phép gieo vần của thơ cổ (đường luật, cổ phong) hay thơ mới. Phần thơ tả trời sắp mưa, lúc trời mưa thì gieo vần cách trong từng đoạn thơ dài ngắn khác nhau. Từ đầu bài trở xuống, người đọc thấy “thấp / nấp”, và “gươm / dường”, “cuốn / cuộn”, rồi “tóc / lốc / khốc”, và “múa / lứa”, vần liền thì có “rơi / trời”, “hê / về” nên dù là thơ tự do nhưng vẫn liền mạch khi đọc. Từ đấu bài thơ cho đến “cây lá hả hê” vì đang lúc nóng khát lại được tắm gội nhờ mưa, bây giờ mới xuất hiện bóng dáng con người:

“Bô em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa...”

Với Trần Đăng Khoa, có lẽ nhà thơ rất tự hào về hình ảnh khỏe khoắn, tự tin của người cha là biêu tượng của nông dân. Còn với người “bố” thì ông đang hòa mình vào thiên nhiên, vào cơn mưa vì “... có nước tôi uống, có ruộng tôi cày, lấy đầy bát cơm ...”.

III.    Tóm lại, bằng việc sử dụng rộng rãi phép nhân hóa, với thế thơ tự do, nhịp thơ ngắn và nhanh, nhà thơ đã miêu tả chính xác và sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê. Bài thơ thế hiện tài năng quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế và độc đáo của Trần Đăng Khoa,.