Đăng ký

Phân tích Mẹ hiền dạy con

2,426 từ

   Truyện Mẹ hiền dạy con trích từ sách Liệt nữ truyện của Trung Hoa, nội dung kể về cách dạy con rất nghiêm khắc và tình thương con đặc biệt của bà mẹ Mạnh Tử. Bà đã cố ý tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp và dạy con vừa có đạo đức, vừa có ý chí học hành, phấn đấu. Hãy tìm hiểu tác phẩm qua truyện mẹ hiền dạy con

Mẹ hiền dạy con

* Các điểm cơ bản
  - Truyện được in trong tập Liệt nữ truyện của Trung Quốc, do Như Nguyễn Vàn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân tuyển dịch, in trong cổ học tinh hoa. 
  - Mạnh Tử: tên là Mạnh Kha - một bậc hiền triết nổi tiếng của Trung Hoa thời Chiến quốc sinh sau Khổng Tử ngoài trăm năm, được các nhà nho xưa suy tôn là Á thánh (vị thánh thứ hai) sau Khổng Tử. 
  - Cách dạy con khôn khéo, linh hoạt của một người mẹ hiền. Qua đó người đọc nhận ra đặc tính hay bắt chước của trẻ và tầm quan trọng của mởi trường giáo dục.

 Soạn bài mẹ hiền dạy con

I.  Tục ngữ có câu “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” là để nhắc nhở phụ nữ cần quan tâm giáo dục con cháu. Thế nhưng phải dạy trẻ như thế nào để đạt được kêt quả mong muốn không phải là điều dễ dàng. Có những bà mẹ vì thương mà quá nuông chiều con; có những bà mẹ thì dạy con bằng quan niệm “thương cho roi cho vọt...” mà không hề tìm hiểu đặc tính của con cái mình. Mẹ hiền dạy con có lẽ là một truyện giúp các bà mẹ ấy thêm chút kinh nghiệm để nuôi dạy con cái nên người.

II.  Truyện chỉ có hai nhân vật: người mẹ và con trai mà sau này được mọi người tôn vinh là “Thầy Mạnh Tử”. Người mẹ ấy là người như thê nào? Thuở nhỏ Mạnh Kha là đứa trẻ ra sao? Truyện không giới thiệu một dòng nào, nhưng từ những tình huống được mô tả trong truyện người đọc có thể nhận ra đặc tính của từng nhân vật.

   Sự việc hay tình huống thứ nhất xảy ra do nhà “ở gần nghĩa địa”. Chính chi tiết thuộc về nơi chốn này làm bộc lộ đặc tính hay bắt chước của trẻ con. Nghĩa địa là nơi để chôn cất người chết. Nhà lại ở gần, tính lại tò mò nên chắc “cậu bé” Mạnh Kha thường ra xem. Cảnh đào huyệt, cảnh khóc thương người chết khiến cậu bé làm theo. Có thể những bà mẹ lấy đó làm vui, cho rằng con mình hay, giỏi. Nhưng mẹ của Mạnh Kha thì khác, bà cho rằng: '‘Chỗ này không phải chỗ con ta ở được”. Nghĩ như thế rồi bà dọn nhà ra gần chợ. Ở gần chợ “cậu bé” Mạnh Kha lại “bắt chước nô nghịch cách buôn bán điên đảo”. Người mẹ lại bảo: “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được”. Cũng như lần đầu, nghĩ như thế là bà dọn nhà đến ở cạnh trường học. Ở giần trường học, cậu bé Mạnh Kha ngày ngày thấy bạn sinh hoạt ở trường, “về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở”. Bà mẹ thấy con trai mình như thế, trong lòng thây vui và tự nhủ răng “Chỗ này là chỗ con ta ở dược đây”.

   Nhà văn với vai trò dẫn truyện đã kế lại như thế bằng văn miêu tả. Bà mẹ quyết định dời chỗ ở là do kinh nghiệm sống và sự quan tâm đến con cái của bà. Kinh nghiệm sống giúp bà nhận ra ngoại cảnh có sức tác động mạnh vào trí óc non nớt của tuồi thơ. Có thể bà không hiểu tâm lí học nhưng cái nhìn, cái “thấy thế” của bà không khác với lí thuyết về đặc tính tập nhiễm của trẻ thơ. Bà đã sớm nhận ra trẻ con có đặc tính “bắt chước”. Bắt chước nhiều lần thì sẽ trở thành thói quen, mà đã là thói quen thì khó mà sửa, bỏ.

   Đức tính thứ hai mà người đọc có thế học được ở người mẹ là tính quyết đoán, dứt khoát. Đã xác định trong tư tưởng rằng “không phải chỗ con ta ở được” là dọn nhà ngay, cũng như mua thịt lợn về cho con ăn, hay cắt đứt tấm vải đang dệt. Sau hai tình huống dọn nhà, nhà văn kể chuyện nhà hàng xóm giết lợn. Cậu bé Mạnh Kha hỏi  và người mẹ trả lời. Qua sự việc ấy, người đọc có thể nhận ra thêm tính tò mò, ưa thắc mắc của trẻ thơ, ngoài tính bắt chước. Cậu bé Mạnh Kha hỏi nhà hàng xóm giết lợn đế làm gì. Người mẹ trả lời: “Để cho con ăn đấy”. Trong lúc vui đùa với con, bà đã nhanh miệng trả lời thế. Nhưng chợt nghĩ lại nếu không đi mua thịt “thì chẳng hoá ra ta dạy nó nói dối hay sao?”. Thế là bà đi mua thịt lợn về cho con ăn để con có ấn tượng về sự thật. Ai cũng nhận ra nói dối là một tính xấu, có thế gây tai hại khôn lường. Để dạy trẻ không dối trá thì cách tốt nhất là giúp chúng thấy rõ sự thật trước mắt. Bà mẹ đã ứng xử như thế.

Bà mẹ lấy ví dụ thực tế để nói cho con

Bà mẹ lấy ví dụ thực tế để nói cho con

   Cuối cùng là sự việc bỏ học cảa Mạnh Kha. Đang dệt vải thì Mạnh Kha bỏ học về nhà bà liền cắt đứt tấm vải và nói: “Con đang di học mà bỏ học, thì cũng giống như ta dang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy”. Sự việc xảy ra khá nhanh và dứt khoát đồng thời giải thích bằng cách so sánh hành vi của mẹ với việc làm của con. Thật khó có người mẹ nào ứng xử một cách linh hoạt và dứt khoát như người mẹ của Mạnh Kha.

Phát biểu cảm nghĩ về truyện mẹ hiền dạy con

   Đoạn kết của truyện tác giả nêu ngắn gọn về kết quả của “cái công giáo dục quý báu của bà mẹ” là Mạnh Kha chuyên cần học tập rồi sau này được tôn vinh “thành một bậc đại hiển”, người có đạo đức và hiểu biết sâu rộng. Triết học Trung Quốc biết ơn người mẹ đã giáo dục con trai mình trở thành bậc đại hiền sau Khổng Tử, trong việc kiện toàn và truyền bá Nho giáo không chỉ ở Trung Quốc mà còn cả ở các nước Phương Đông mà người ta thường ghép tên của hai vị thành tên gọi giáo lí Khổng Mạnh.

III.  Truyện tuy ngắn nhưng ý nghĩa nội dung thì thật sâu sắc. Là mẹ thương con nhưng cũng cần biết cách dạy con, biết lúc nào thì quyết đoán, lúc nào thì chiều chuộng; biết cách ly con khỏi môi trường xâu và đưa con hoà nhập với môi trường tốt.Với học sinh thì cần biết rằng hoàn cảnh xã hội ngày nay khác xưa rất nhiều, có nhiều cái tốt mà cũng có lắm điều xấu, chỉ có người lớn tuổi như mẹ mới có kinh nghiệm đế phân biệt. Bởi vậy, đạo làm con là phải biết vâng lời cha mẹ, tự mình lấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” làm châm ngôn.
 

 

Mong rằng bài viết Mẹ hiền dạy con sẽ giúp các bạn có thêm nhiều bài học ý nghĩa và yêu thương mẹ mình hơn!