Đăng ký

Soạn bài Mây và sóng - Soạn văn 9

2,812 từ Văn mẫu

Câu 1. Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau.

a) Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau (về số dòng thơ, về cách xây dựng hình ảnh, về cách tổ chức khổ thơ,...) giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ.

b) Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không?

   a) Đây là một bài thơ văn xuôi không ràng buộc bởi luật thơ nào và cũng không có vần. Tuy nhiên bài thơ vẫn có âm điệu nhịp nhàng cho thấy được qua bố cục, qua cấu tạo các dòng thơ.

   Lời nói của em bé trọng bài thơ Mây và sóng gồm hai phần có nhiều nét giống nhau, gắn với hai cảnh thơ ngoạn mục được sáng tạo bằng trí tưởng tượng. Cảnh đầu Mây, cảnh sau Sóng đã rủ em bé bỏ nhà đi rong chơi. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. ít nhiều em bé đã bị lôi cuốn trước lời rủ rê, mời gọi nhưng cuối cùng, tình thương yêu mẹ đã chiến thắng.

   b) Mây và sóng củng có thể xem là lời thổ lộ tình cảm của em bé với mẹ

   Lời thổ lộ đó tự nhiên, liền mạch. Điểu đáng chú ý ở đây là sự thổ lộ tình cảm cùa em bé không phải là sự thổ lộ tình cảm trong tình huống thông thường mà chính là sự thổ lộ tình cảm trong tình huống có thử thách, không chỉ xảy ra một lần. Chính vì thế, đến phần thứ hai thì ý thơ mới được trọn vẹn. Có như vậy, tình thương yêu mẹ của em bé mới dược thể hiện đầy đủ.

   c) Trừ cụm từ “Mẹ ơi", hai phần đều giống nhau về trình tự tường thuật. 

    - Lời rủ rê.

    - Lời từ chôì và lí do từ chối.

    - Đưa ra trò chơi do em bé sáng tạo.

   Trong lí do từ chối đã thấy được tình con thương yêu mẹ, song qua trò chơi do con sáng tạo ra tình thương yêu ấy mới trở nên nổi bật hẳn.

   -  “Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta là bầu trời xanh thảm" 

   -  Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,                                                                                                                  

      Con lăn lăn, lăn mài rồi sẽ cười vang vờ tan vào lòng mẹ”.

   Tuy là trình tự tường thuật giống nhau nhưng ý và lời hai phần không hề trùng lặp. Cả mây và sóng đều là những cảnh vật tự nhiên hấp dản không giống nhau. Cả hai trò chơi do em sáng tạo ra cũng khác nhau. Hình ảnh mẹ, tấm lòng mẹ tuy cùng hiện ra qua lời con trẻ nhưng phần hai thấm đượm rõ nét hơn, da diết hơn.

Câu 2. Xác định vị trí của dòng thơ "Con hỏi: ..." ở mỗi phần.

   (Gợi ý: Hãy lí giải vì sao em bé chưa từ chối ngay lời mời gọi của những người sống "trên mây" và những người sống "trong sóng".)

   Ở mỗi phần, khi những người sông “trên mây” và những người sống “trong sóng” rủ rê, chú bé đều hỏi lại:

                               Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”      

                              Con hỏi :"Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?"

    Chú bé hỏi và những người kia đã trả lời, hướng dẫn.

   Nếu chú bé từ chối ngay lời rủ rê của những người ấy thì tình cảm thiếu chân thực vì trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe lời mời gọi rủ rê, hai lần, lần nào chú cũng ra vẻ băn khoăn. ít nhiều chú bé đã bị lôi cuốn. Thế nhưng, tình yêu thương mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi nhà, mẹ không muốn chú đi chơi là chú bé đã từ chối những lời rủ rê mời gọi dù những trò chơi đó hấp dẫn đến đâu chăng nữa.

Câu 3. Hãy so sánh những cuộc vui chơi của những người "trên mây" và "trong sóng" giữa thế giới tự nhiên và những trò chơi của "mây và sóng" do em bé tạo ra. Sự giống nhau cũng như sự khác nhau giữa các cuộc chơi đó nói lên điều gì?

   Tuy không nhận lời để được nhấc bổng tận tầng mây, và được làm sóng nâng đi nhưng chú bé vẫn yêu mây và sóng, vẫn hòa hợp được tình yêu thiên nhiên và tình mầu tử trong trò chơi sáng tạo của mình. Trong trò chơi đó, chính chú biến thành mây, rồi thành sóng, còn mẹ thành mặt trăng" và bến bờ kì lạ”.    

   So với những cuộc vui chơi của những người "trên mây" và "trong sóng" giữa thế giới tự nhiên, những trò chơi của "mây và sóng"  của chú bé hay và và thú vị hơn nhiều.  Chú bé không  chỉ có" mây" ( chính chú biến thành mây) mà còn có mặt trăng, hiện thân của mẹ để sống chung dưới một mái nhà, cho chú được ôm ấp,tiếp nhận ánh sáng dịu dàng. Chú không chỉ có "sóng" (chính chú biến thành sóng) mà còn có "bến bờ kì lạ" hiện thân của mẹ, luôn bao dung rộng mở luôn sẵn sàng tiếp đón em" lăn, lăn mãi vào lòng"

Câu 4. Hãy chỉ ra những  thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên (chú ý các hình ảnh mây, trăng, sóng, bờ biển).

   Mây, trăng, sóng, bờ biến, báu trời.,, vô lí) nhưng hình ảnh thiên nhiên mơ mộng gần gũi quen thuộc với mọi người. Tất cả những hình ảnh dó trong bài thơ đều do chú bé tướng tượng ra. Đó là hình ảnh đẹp, lung linh, kì ảo. Những ai sống trên mây , sống trong sóng. Đó là những nhân vật thần kì của cổ tích.,. rất gán gũi thân thuộc với tuổi thơ.

  Những hình ảnh đó tuy lung linh kì sro nhưng còng rất linh dộng và chân thực. Tất cả được nhà thơ miêu tả với những hình dáng, hoạt động, âm thanh mà màu sác đều rất phù hợp.

Câu 5. Phân tích ý nghĩa của câu thơ "Con lăn, lăn, lăn mãi... ở chốn nào".

   Những hình ành thiên nhiên trong bài thơ đều mang ý nghĩa tượng trưng. Bến bờ kì lạ là biểu tượng của tấm lòng mẹ bát ngát bao dung rộng mở với con. Đem tình mẹ con so sánh với mây, trâng, sóng, biển, bờ bên, nhà thơ đồ dụng ý nồng cao tình cảm đó lên ngang tầm vũ trụ. Đặc biệt nhất là haì câu cuối bài:

                             ''Con lăn, Iăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ".

                              Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào".

   Nói "'không ai trên thể gian này biết mẹ con ta ở chôn nào" nghĩa là mẹ con ta ở khắp mọi nơi không gì có thề chia cách, tách rời, phân biệt được, tình mẹ con mãi là thiêng liêng, bất diệt ở khắp mọi nơi.

Câu 6*. Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa?

   Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ Mây và sóng của Tago còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm bao điều khác.

     - Muôn từ khước những cám dỗ và quyến rũ trong cuộc đời, con người phải có điếm tựa vững chắc. Tình mẹ con chính là một trong nhừng điểm tựa vững chắc đó.
    - Hạnh phúc không phải “trên mây” cao vợi, hay “trong sóng” xa xôi, do ai ban phát mà hạnh phúc ở ngay trong cuộc sống trần thế và do chính con người chúng ta tạo dựng nên.

     Có Cunghocvui, khỏi lo Soạn văn

 

shoppe