Đăng ký

Soạn bài Luyện tập bài Buổi học cuối cùng- Soạn văn lớp 6

2,225 từ Soạn bài

   Bài 1: Kể tóm tắt lại truyện Buổi học cuối cùng.

     Cậu học sinh Phrăng, người vùng An-đát nước Pháp, đi học trẻ. Cậu toan bỏ  học đi chơi nhưng rồi vẫn  tới trường. Tới trường cậu xấu hổ đến đỏ một tía tai vì phải bước vào lớp trong khi mọi người đã tề tựu đông đủ và ngồi im lặng. Tuy nhiên, thầy giáo Ha-men, khác với mọi khi, không hề nổi giận mà lại dịu dàng bảo cậu ngồi vào chỗ của mình. Lúc này cậu mới hoàn hổn và nhận ra tháy Ha-roen thì mặc lễ phục và phía cuôi lớp còn có nhiều người lớn trong làng cũng đến ngồi dự lớp. Lớp học có một không khí trang trọng khác thường.

   Thầy Ha-men bước lên bục giảng giải thích: hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng. Từ ngày mai chỉ còn học tiếng Đức theo lệnh của những người cầm quyền tại Béc-Lin (thủ đô của nước Đức). Ngày mai thầy giáo dạy tiếng Đức sẽ tới. Phrăng nghe thầy nói mà thấy choáng váng và cậu tự giận mình vì đã bỏ phí thời gian, không chăm chỉ học tập tiếng Pháp trong những ngày tháng đã qua. Cậu cũng đã hiểu vì sao lớp học lại có cái không khí trang trọng khác thường này. Cậu đang mông lung suy nghĩ thì bị thầy gọi lên đọc bài nhưng cậu đã tỏ ra vô cùng lúng túng và bối rối.

   Thầy Ha-men không mắng cậu vì sự kém cỏi đó nhưng thầy đã nhân đó mà nói về việc lơ là học tiếng Pháp - tiếng mẹ đẻ - của một số học sinh. Trong đó nhiều bậc cha mẹ học sinh cũng đã thiếu trách nhiệm kèm cặp con cái.

   Thầy nói về tiếng Pháp và cho rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới và thầy nhấn mạnh:

   Phải giữ lấy nó ... đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ mà còn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì tù nhân đã nắm được chìa khóa nhà giam.

   Rồi thầy dạy bài ngữ pháp mới. Cậu bé Phrăng thấy tự nhiên sao mà mình hiểu bài đến.thế. Thầy Ha-men kiên nhẫn giảng còn cậu thì chăm chú nghe. Xong bài giảng thầy treo lên bảng những tờ viết chữ mẫu thật đẹp: Pháp, An-dát. Có lúc thầy dừng lại nhìn ngắm mọi vật xung quanh như không nỡ rời xa chúng.

   Sau bài học tiếng Pháp thầy còn dạy thêm bài lịch sử.

   Bỗng đồng hồ điểm mười hai tiếng. Tiếng kèn của bọn lính Đức vang lên ngoài cửa sổ. Thầy Ha-men đứng trên bục, người tái nhợt và viết lên bảng dòng chữ lớn:

                                                                     NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!

   Cậu bé Phrăng cảm thấy thầy sao mà lớn lao đến thế.

   Bài 2: Viết một đoạn văn miêu tả thầy Ha-men hoặc chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.

   Trong buổi cuối cùng học bằng tiếng Pháp, thầy Ha-men không thường phục như mọi ngày mà thầy mặc bộ lề phục chỉ dùng trong những trường hợp thật trang trọng: chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục có sen gấp nếp mịn, cái mũ tròn bằng lụa đen thêu.

    Trong không khí trang nghiêm khác thường của lớp hoc mà ngoài các học sinh còn cổ nhiều người lớn trong làng tới dự, thầy tuyên bố:

- Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là to nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren. Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý.

   Bắt đầu bài học, thầy gọi một học sinh đứng dậy đọc bài, nhưng em này đã tỏ ra rất lúng túng vì trước đó chưa chịu học tập chăm chỉ. Thầy cho em học sinh đó ngồi xuống và khác với mọi khi, thầy không trách phạt em mà chỉ ôn tồn nói chung với mọi người: "Thế nào? Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người!". Rồi thầy nói về tiếng Pháp, rằng đó là ngôn ngữ hay nhất, trong sáng nhất, vững vàng nhất thế giới. Mỗi người Pháp phải giữ lấy nó bởi vì một dân tộc rơi vào vòng nô lệ mà còn giữ được tiếng nói của mình thì cũng giống như những tù nhân đã nắm được chìa khóa nhà giam.

   Rồi thầy đọc bài học ngữ pháp cho các học sinh nghe. Em nào cũng cảm thấy sao hôm nay mình hiểu bài đến thế và các quy tắc ngữ pháp đều trở nên dễ dàng chẳng khó một chút nào. Thầy kiên nhẫn và say sưa giảng bài như muốn truyền thụ hết mọi kiến thức của mình cho các em học sinh trong buổi học cuối cùng này.

   Sau bài ngữ pháp, thầy treo lên bảng những tờ viết chữ mẫu rất đẹp: Pháp, An-dát. Cả lớp im phăng phắc cùng tập viết. Có lúc thầy Ha-men đứng lặng im nhìn mọi vật chung quanh như không muôn xa rời chúng khi sắp phải chia tay. Đã bốn mươi năm rồi, thầy gắn bó với nơi này, làm sao có thể bỏ đi dễ dàng mà không bùi ngùi lưu luyến.

   Sau tiết tập viết là bài lịch sử. 

   Bỗng đồng hồ nhà thờ ngân nga điểm mười hai tiếng. Chuông nguyện buổi trưa cũng rung lên. Đồng thời tiếng kèn của bọn lính Đức cũng đội vào lớp học như một thứ âm thanh quái gở. Thầy Ha-men đứng trên bục mà mặt tái nhợt đi. Thầy nói trong hơi thở hổn hển vì quá xúc động:

       Các bạn, hỡi các bạn, tôi ... tôi ...

       Rồi nghẹn ngào không thể nói dứt câu, thầy cầm lây phấn và viết lên bảng, thay cho lời nói, một dòng chữ thật to:

                                      NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!

     Buổi học kết thúc. Thầy phải dựa lưng vào tường để có thể đứng vững mà giơ tay chào từ biệt mọi người. Các em học sinh và những người lớn cùng đứng dậy cúi đầu chào thầy rồi lục tục ra về. Ai cũng cảm thấy: Sao mà thầy Ha-men lớn lao đến thế!

shoppe