Đăng ký

Soạn bài Buổi học cuối cùng- Soạn văn lớp 6

2,811 từ Soạn bài

    Câu 1: Câu chuyện Buổi học cuối cùng được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?

   Câu chuyện được diễn ra trong hoàn cảnh nước Pháp thua trận tại vùng An-dát và Lo-ren của Pháp bị nhập vào nước Phổ năm 1870, các trường học ở hai vùng này bị buộc phải phải dạy và học tiếng Đức. Câu chuyện diễn ra trong một buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng vùng An-dát.

  Tên truyện ngắn buổi học cuối cùng nói lên niềm phẫn uất và lòng đau xót của những người dân 

   Câu 2: Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện có những nhân vật nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất? Trả lời:

   Truyện được kể theo lời của nhân vật Phrăng- một học sinh lớp thầy Ha-men. Truyện kể ở ngôi thứ nhất.

-  Trong truyện còn có thầy Ha-men và một số nhân vật phụ xuất hiện thoáng qua không được miêu tả kĩ. Nhân vật thầy giáo Phrăng gây cho em ấn tượng nổi bật nhất.

   Câu 3: Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?

   Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng thấy có nhiều nét khác lạ  ở trên đường, ở trong trường và trong lớp:

    Cảnh nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị của bọn Phổ, cảnh yên lặng không bình thường của nhà trường vốn rất ồn ào, cảnh các bạn ngồi lặng lẽ trong lớp, cách ăn mặc trong trọng của thầy Ha-men và cách người lớn tuổi đến ngồi nghiêm trang ở cuối lớp.

   Tất cả đã báo hiệu việc chẳng lành sắp xảy ra: trường phải bỏ chạy và học tiếng Pháp để dạy và học tiếng Đức 

   Câu 4: Ý nghĩ, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?

   Lúc đầu chú đinh trốn học đì chơi vì sợ bị thầy quớ máng nhưng rồi văn đến trường. Chú sợ hãi và xấu hổ bước vào lớp khi thấy mọi người đã ngồi yên trong lớp. Khi bình tĩnh lại chú mới nhận ra không khí khác thường trong lớp học và điều này làm chú rất ngạc nhiên. Khi nghe thầy thông báo đây là buổi học cuối cùng, chú tự giận mình về việc đã bỏ phí thời gian, đã lơ là trong việc học tiếng mẹ đẻ (tiêng Pháp). Trong giờ học cuối cùng này khi nghe thầy đọc và giảng bài, chú kinh ngạc thấy sao mà mình lại hiểu đến thế và chăm chú nghe lời thầy đến thế. Cuối buổi học, chú cảm thấy thầy Ha-men sao mà lớn lao đến thế. Có lè chú cũng chưa hiểu thật rõ ràng, chính trong buổi học cuối cùng này, thầy giáo Ha-men đã truyền cho chú tình yêu tiêng Pháp và đó cũng chính là lòng yêu Tổ quốc.

   Câu 5: Nhân vật thầy giáo Ha- men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này. Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?

 

  • Về trang phục: thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bàng lụa đen thêu. Đó là những thứ thầy chỉ mang trong các dịp lễ trang trọng.
  • Vệ thái độ đôi với các học sinh: thầy vẫn nghiêm trang nhưng lại rất dịu dàng.

.   - Về những lời nói về việc học tiếng Pháp: thầy nói tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất. Thầy lấy làm tiếc vì trong những ngày tháng trước đó việc học tập tiếng Pháp còn bị lơ là, mà cả thầy, cả các bậc phụ huynh và các em học sinh đều có thiếu sót. Thầy đau xót nói về "những kẻ kia" có quyền bảo mọi người rằng: "Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết học, biết viết tiếng của các người!". Thầy nhắc mọi người phải giữ lấy tiếng Pháp, bởi vì một dân tộc rơi vào vòng nô lệ mà vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì kẻ bị giam nắm được chìa khóa nhà tù.

  • Về hành động, cử chỉ của thầy vào cuối buổi học: khi chuông nhà thờ điểm mười hai giờ và tiếng kèn của bọn lính Phổ vang lên ngoài cửa sổ, thầy đứng trên bục, người tái nhợt (vì quá xúc động) nhưng lại toát ra một vẻ thật lớn lao. Thầy chỉ nói được: - "Các bạn, hỡi các bạn, tôi ... tôi ..." mà không thể nói hết câu vi nghẹn ngào nhưng thầy đã đồn hết sức lực và cố viết thật to mấy chữ "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM" lên bảng đen. Sau đó thầy dựa lưng vào tường, chẳng nói gì nữa, chỉ giơ tay ra hiệu kết thúc buổi học.
  • Qua các chi tiết trên, ta thây thầy Ha-men đã vô cùng đau xót và căm

  phẫn khi kẻ thù của Tổ quốc buộc thầy không được dạy tiếng Phá sinh không được học tiếng Pháp, thứ ngôn ngữ mẹ đẻ mà thầy dì làm tự hào và yêu mến nó vô cùng. Việc thầy trách mọi người đã thiếu trách nhiệm trong việc dạy và học tiếng Pháp, việc thầy xúc động viết dòng khẩu hiệu cuối cùng, việc thầy tận tâm tận lực dạy chu đáo buổi học cuối cùng, tất cả đã nói lên lòng yêu nước sâu sắc của thầy.

   Câu 6: Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chì ra dụng của những so sánh ấy

    Một số câu văn trong bài có sử dụng phép so sánh:

   "Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ngoài phố...". Sự so sánh đây cổ tác dụng nói lên sự náo nhiệt cuả trường vào đầu các buổi học.    

"...dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi..."

  Hình ảnh so sánh này có tác dụng miêu tả sự im lặng đặc biệt của buổi  học cuối cùng.

    Thầy Ha-men đứng lặng trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường... Hình ảnh so sánh này nói lên sự lưu luyến của thầy đối với ngôi trường.

   Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù".

   Hình ảnh so sánh này nói lên tầm quan trọng của việc giữ gìn, bảo vệ  tiếng mẹ đẻ.

  Câu 7: Trong truyện, thầy Ha- men có nói: “ ... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?

    Trong truyện, thầy Ha-men có nói: "Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù".

   Qua câu nói này, ta có thể hiểu rằng: ngôn ngữ như là linh hồn riêng của  mỗi dân tộc, khi một dân tộc dù đã rơi vào vòng nô lệ nhưng vẫn giữ được  tiếng nói của mình là họ vẫn giữ được bản sắc dân tộc, họ vẫn giữ dược tinh  thần và truyền thông của dân tộc mình, họ vẫn có một vũ khí sắc bén để động viên nhau, để kêu gọi nhau đoàn kết cùng đánh đuổi kẻ thù và nhờ đó  họ sẽ giành lại độc lập tự do.

   Lòng yêu nước thể hiện trong truyện này chính là lòng yều ngôn ngữ của dân tộc mình.

 

 

shoppe