Đăng ký

Soạn bài Đeo nhạc cho mèo- Soạn văn lớp 6

1,554 từ Soạn bài

   1. Tóm tắt truyện:

  • Làng chuột họp để cùng bàn chuyện chống lại mèo.
  • Làng chuột tụ tập rất đông đủ và ông Cống đề ra một cách giải quyết thật hay là "đeo nhạc cho mèo" để mèo đi tới đâu, chuột cũng biết mà tránh.
  • Tuy nhiên đến khi thực hiện sáng kiến này thì làng chuột lại gặp phải một khó khăn cực lớn: cử ai để đeo nhạc cho mèo. Ông Cống tai to mặt lớn đã khéo léo từ chối nên tìm cách đùn đẩy cho chuột Nhắt. Nhắt lại đùn đẩy cho chuột Chù. Chù đành phải nhận.
  • Chù ì ạch mang nhạc tới gần mèo với tâm trạng hết sức lo sợ nên khi thấy mèo nhe nanh giương vuốt thì hồn vía bay lên mây, Chù quẳng cả nhạc đi mà chạy tháo thân làm cho cả làng chuột cùng chạy tán loạn.

   2. Cảnh họp làng chuột lúc đầu và lúc cử người "đeo nhạc cho mèo" rất đối lập nhau:

  • Lúc đầu do nổi giận mà chuột dã họp làng tìm cách chống lại mèo. Khí thế của làng chuột lúc mới họp có vẻ rất hăng hái, mạnh mẽ: đủ các loài chuột tề tựu đông đủ, ông Cống thì "lên giọng" bề trên mà đề ra phương cách chống mèo là "đeo nhạc cho mèo" để mèo hết đường rình mò và chuột dễ bề trốn tránh. Cả làng chuột nghe lời nói rất có lí của ông Cống thì dẩu mồm, quật đuôi, đồng thanh ưng thuận, rồi làng chuột xôn xao hớn hở hẳn lên.
  • Khi cử người đi đeo nhạc cho mèo thì cả  hội đồng chuột im phăng phắc, không một cái tai nào nhích, không một cái răng nào nhe. Một không khí sợ hãi bao trùm tất cả. Khi ông cổng buộc phải đi thì ông Cống trong bụng rất hoảng hốt nhưng bên ngoài vẫn cố giữ vẻ bệ vệ và khéo léo đẩy cái việc khó khăn nguy hiểm chết người ấy cho chuột Nhắt. Nhắt lại khéo thoái thác mà giao cho chuột Chù.

   Rõ ràng là hai cảnh trên đă hoàn toàn đối lập nhau.

   3. Nhận xét về việc miêu tả các loại chuột trong truyện:

   Cách miêu tả từng loại chuột thật sinh động, làm nổi bật được dáng vẻ và đặc điểm của mỗi loại; giọng văn miêu tả thể hiện tính hài hước, chồm biếm:

   Anh Chù, mùi hôi đến nỗi thành câu ca:

                                                                Chuột Chù chê khỉ rằng hôi
                                                              Khỉ rằng ba họ, tám đời mày thơm!

    Chú Nhắt thì có tính nhí nhắt.

   Ổng Cống thì rung rinh béo tốt, quan trường lại châm cho trên ông Đồ, khi nói thì bệ vệ, lên giọng.

    Làng chuột được gọi là "làng dài răng".

  • Qua cách miêu tả trên ta thấy người kể chuyện cũng có ý dùng chuột để ám chỉ nhiều loại người trong xã hội cũ: ví dụ dùng hình ảnh chuột Công bệ vệ kẻ cả, bản tính hèn nhát nhưng miệng lưỡi lại khéo chông chế, để ám chỉ bọn hương lý, chức sắc trong làng, dùng hình ảnh chuột Nhắt, chuột Chù đẹ chỉ những kẻ thấp cổ, bé miệng, có địa vị thấp kém, lép vế trong xã hội.

    4. Trong cuộc họp của làng chuột, kẻ có quyền xướng việc và sai khiến người khác là ông Cống.

   Chuột Chù là kẻ phải nghe theo và phải đảm nhận việc khó khăn nguy hiểm.

   Như trên đã nói, truyện dùng lối ám chỉ để phê phán kẻ có quyền thế, địa vị cao trong làng xã Việt Nam ngày trước. Những kẻ này luôn ăn trên, ngồi trước, hách dịch và áp bức những người nghèo khó. Đó là một quan hệ xã hội bất công.

   5. Truyện Đeo nhạc cho mèo đưa ra một bài học là: Muốn làm một cộng việc khó khăn nào đó chớ có bám vào những tư tưởng viển vông mà đưa ra những kế hoạch không thể thực hiện được.

   Tóm tắt:

  • Truyện khuyên nhủ người ta luôn phải cân nhắc đến điều kiện và khả năng thực hiện khi dự định làm một công việc nào đó. Truyện còn phê phán những ý tưởng viển vông, những kẻ ham sống sợ chết, chỉ bàn mà không dám hành động, trút công việc khó khăn nguy hiểm cho những người dưới quyền.
  • Thành ngữ: "Đeo nhạc cho mèo" ("Đeo chuông cho mèo", "Treo chuông cổ mèo").
shoppe