Đăng ký

Đeo nhạc cho mèo

1,760 từ

  Đeo nhạc cho mèo là một truyện ngụ ngôn hài hước, thú vị, chứa đựng ý nghĩa xã hội sâu sắc. Truyện kể về cuộc họp mặt của làng chuột để bàn cách chống mèo. Chuột Cống có sáng kiến đeo nhạc cho mèo để mèo đi đến đâu, chuột sẽ biết trước mà tránh. Cả họ nhà chuột đồng tình với sáng kiến đó nhưng không ai dám đi đeo nhạc vào cổ mèo. Cuối cùng, chuột vẫn cứ bị mèo ăn thịt và mãi mãi khiếp sợ mèo. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Truyện đeo nhạc cho mèo

Truyện đeo nhạc cho mèo

Đeo nhạc cho mèo

* Các điểm cơ bản
  Kể tóm tắt truyện đeo nhạc cho mèo
•    Truyện này gốc là Ế-dốp (người Hi Lạp, thế kỉ VII - thế kỉ VI tr. CN). Tác giả Nguyễn Văn Ngọc dựa vào đây phỏng tác, mở rộng thêm ngụ ý của truyện.
•    Họ hàng nhà chuột họp và tìm ra biện pháp treo cái lục lạc vào cổ mèo để biết đường chạy trốn. Nhưng khi cắt cử người đeo nhạc chữ mèo thì ai củng sợ chết nên bắt chuột chù kẻ chậm chạp nhất đảm nhận Chỉ cẩn thấy mèo nhe nanh giương vuốt là chuột chù đã tìm đường phórg nhanh. Nghe Chù báo, họ hàng nhà chuột hè nhau chạy trốn. 
-    Khi thực hiện một công việc cẩn càn nhắc đến điều kiện, khả năng để tránh thất bại.
-    Chọn người có năng lực để thực hiện công việc, không lấy quyền lực để ép buộc thuộc quyền làm những việc vượt quá khả năng của họ.

I.   Nhân dân thường mượn truyện ngụ ngôn để người đọc suy nghĩ và thức tỉnh mà Đeo nhạc cho mèo là một truyện tiêu biểu.
II.  Cùng họ hàng nanh vuốt, mặt mũi giống nhau; cũng là giống ăn thịt, chỉ khác nhau về trọng lượng cơ thể, vậy mà cọp thân thiết với chuột, còn mèo 'gặp họ hàng nhà chuột là xơi ngay, thậm chí còn rình mò đế chộp chuột. Đấy là bản tính trời sinh, cũng như trời sinh ra chuột để gặm nhấm, phá phách thóc gạo, sắn khoai,... kể cả dây điện ở trong nhà. Giận mèo cứ mãi tìm cách xơi mình, “Một hôm, mới hội cả nhau lại làm một làng chuột để chống lại mèo". Trong buổi hội hầu như có đủ đại diện các sắc tộc chuột, từ anh Chù hôi, chú Nhắt... cho tới ông Cống, người đã được các quan trường phong cho danh hiệu đỗ ngoại ngạch để không gặm nát quyến thi của các thí sinh là những sĩ tử Nho học. Phần đầu của truyện giới thiệu khá chặt chẽ nguyên nhân của buổi hội và đại diện của các bộ tộc chuột tham dự.
Với lực lượng như thế, người nghe cứ nghĩ là làng chuột biết hợp lực để phản công và tha hồ gặm nhấm mèo. Cả làng chuột bắt đầu cuộc họp...

   Phần hai của truyện tập trung mô tả buổi họp ấy. Chủ đề chính của buổi họp là “chống lại mèo”. Mớ đầu là lời phát biểu của ông cống. Ông cho ràng sở dĩ mèo bắt được chuột “vì trời phú cho nó cái tài rình mò và khéo bắt lén mà thôi". Đích thị là như thế, nhận định của ông cống không sai. Vậy thì làm sao đế tránh cái tài và cái khéo ấy của tôn Mèo. Cũng chính ông Công đề ra phương cách: “Bà con ta nên mua một cái nhạc buộc vào cổ nó, để khi nào nó đến, nghe tiếng nhạc, ta biết đường chạy trước, thỉ nó còn làm gỉ nổi ta nữa”. Đúng là chuột Cống biết người biết ta, “chạy trước” khi gặp kẻ mạnh và đa mưu là cách hay nhất. Chính vì vậy mà cả làng chuột hôm ấy phục ông Công sát đất. Phát biểu cảm nghĩ về truyện đeo nhạc cho mèo

   Mưu kế thì hay, nhạc đã có nhưng ai thực hiện, ai xung phong đeo nhạc cho mèo? Đấy mới là phần chính của truyện ngụ ngôn. Cả làng chuột im phăng phắc. Không khí buổi hội như thế cũng đành thôi, vì mấy ai chọn cái chết bao giờ? Thế thì ai đưa ra cách làm thì người ấy phải nhận lấy nhiệm vụ. Ông Cống biết thê nhưng ông cũng sợ chết. “Ấy mới khốn!”, tác giả kể chuyện lúc này mới thém vào lời bình của mình để tăng độ căng và tính hài hước, gây cười trong cách giải quyết sự việc của ông Cống, ông Cống tìm mọi lí lẽ để đẩy công việc đeo nhạc cho mèo qua cho anh Nhắt. Lại có thêm lời 1 nhận xét “Ấy mới hay!” anh Nhắt chẳng phải là tay vừa. Nhắt ta dùng lý lẽ đế đùn đấy còng việc một cách thật khôn khéo, vừa không làm mất lòng quan trên ma kẻ bị đùn đẩy công việc cũng khó lòng từ chối. Nhắt đùn đấy công việc cho anh Chù, kẻ thật thà, thấp kém nhất trong họ hàng nhà chuột. “Ấy mới không có gì lạ!”. Thêm một lời bình thật chí lí. Việc anh Nhắt đùn công việc cho anh Chù thì có gì lạ đâu! Chỉ tội nghiệp anh Chù, tội cho những kẻ “thật thà, không biết cãi sao” nên bị ông Cống ép buộc “thôi cứ nhận đi ngay đi, không dược nói lôi thôi gì nữa”, thì đành ngậm miệng thi hành. Kẻ thấp cổ bé miệng luôn phải nhận chịu thiệt thòi là thế.Anh Chù tìm đến gần nhà Mèo, chưa kịp làm gì thì đã “chạy khốn chạy khổ” vì Mèo nhe nanh giương vuốt. Hội đồng chuột nghe Chù về báo bèn hè nhau chạy tán loạn chẳng ai hỏi đến cái nhạc dùng để đeo cho mèo. Và “chuột vốn sợ mèo, vẫn hoàn sợ mèo mãi”.

III.  Nhiều bài học ẩn chứa trong truyện ngụ ngôn này. Bài học trước tiên là đừng làm chuyện viển vông, làm những việc quá năng lực trí tuệ và sức lực của mình theo kiểu Đeo nhạc cho mèo. Cũng đừng tìm cách trốn tránh trách nhiệm và đùn đẩy công việc cho cấp dưới thiếu năng lực, nhất là công việc có thể nguy hiểm đến tính mạng con người. Những bài học kín đáo ấy ẩn chứa trong bài văn sinh động bởi nhiều tình huống hài hước nhưng gợi nhiều ý nghĩa sâu xa gắn liền với cuộc sống.
 

 

Mong rằng bài viết đeo nhạc cho mèo của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn đạt điểm cao!