Đăng ký

Soạn bài Con hổ có nghĩa- Soạn văn lớp 6

2,250 từ Soạn bài

     Câu 1: Văn bản Con hổ có nghĩa thuộc thể văn gì? Có mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?

    Bài văn thuộc thể văn tự sự (kể chuyện người và vật).

    Bài văn có hai đoạn:

    Đoạn thứ nhất kể chuyện bà đỡ Trần Đông Triều được hổ đực đón đi đỡ đẻ cho hổ cái. Sau đó hổ tặng bà hơn mười lạng bạc để trả ơn.

   Đoạn thứ hai kể chuyện người kiếm củi Lạng Giang giúp hổ khỏi bị hóc xương. Sau đó hổ nhớ ơn nên thường mang súc vật đến tận nhà bác ta. Khi bác đã chết, hể vẫn nhớ ngày giỗ mang dê, lợn đến cúng.

    Câu 2: Với văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là biện pháp gì? Tại sao lại dựng lên truyện "Con hổ có nghĩa" mà không phải "con người có nghĩa"?

   Truyện Con hổ có nghĩa thuộc loại truyện hư cấu, trong đó dùng mội biện pháp nghộ thuật quen thuộc là mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.

    Biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là biện pháp nhân hoá, làm cho hình tượng con hổ trở nên như một con người, không chỉ biết đền ơn đáp nghĩa với người làm ơn cho mình mà còn mang nhiều tính người đáng quý: hết lòng với hổ cái trong lúc sinh đẻ, vui mừng khi có con...

   Câu 3: Chuyện gì đã xảy ra giữa bà đỡ họ Trần và con hổ thứ nhất và giữa bác tiều với con hổ thứ hai? Trong mỗi chuyện, chi tiết nào em cho là thú vị? Chuyện con hổ với bác tiều so với chuyện con hổ với bà đỡ họ Trần có thêm ý nghĩa gì?

    Giữa bà đỡ Trần với con hổ thứ nhất đã xảy ra câu chuyện như sau:

   Hổ đực tới nhà bà vào ban đêm, cõng bà đi vào rừng sâu. Bà đang vô cùng hoảng sợ thì hổ đực cầm tay bà và nhìn vào hổ cái rồi rơi nước mắt. Lúc này bà mới hiểu là hổ cái đẻ khó và rất cần người đỡ đẻ. Bà Trần hòa thuốc cho hổ cái uống và xoa bóp bụng cho nó, lát sau hổ đẻ được. Biết ơn bà, hổ đực đào lên một cục bạc tặng bà. Nhờ có số bạc ấy, bà qua được thời kì đói kém.

   Giữa người kiếm củi ở huyện Lạng Giang và con hổ thứ hai đã xảy ra câu chuyện như sau:

   Khi đang đốn củi sườn núi, bác tiều phu nhìn thấy một con hổ đang lăn lộn đau đớn vi hóc xương. Bác nói để hổ không cắn bác rồi bác thò tay vào miệng hổ lôi được cái xương ra. Bác nói với hổ: "Nhà ta thôn Mỗ, hổ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé". Hổ hiểu ý và để trả ơn, có đêm hổ đem đến cho bác một con nai. Khi bác mất, hổ tới viếng và mỗi lần giỗ bác, hổ lại đưa dê hoặc lợn tới cúng.

   - Trong chuyện thứ nhất, chi tiết thú vị đáng lưu ý nhất là: Hổ biết tìm người đỡ đẻ (hộ sinh) cho vợ và khi công việc xong xuôi hổ biết đào đất lây lên một cục bạc để trả ơn cho người.

   Trong chuyện thơ hai, chỉ tiết thú vị đáng  lưu ý nhất là: Hổ hiểu được tiếng người nên đã nằm im, há miệng ra để bắc tiều thò tay vào lấy chiếc xương ra. Sau đó hổ còn biết tim đốn nhà bác để trả ơn và còn biết tỏ lòng thương tiếc khi bác mất.

   Chuyện con hổ với bác tiều so với chuyện con hổ với  bà đỡ trên thêm ý nghĩa khác là. Hổ còn nhớ và trả ơn trong nhiều nôm sau.

   Câu 4: Truyện Con hổ có nghĩa đề cao, khuyến khích điều gì cần có trong cuộc sống con người?

    Truyện Con hổ có nghĩa được xây dựng hoàn toàn bằng trí tưởng tượng, trong dó tác giả mượn chuyện loài vật đế đề cao ân nghĩa trong đạo làm người và khuyến khích việc nhớ ơn và trả ơn những người đã từng giúp đỡ cho mình.

   II. LUYỆN TẬP

Em hãy kể về một con chó có nghĩa với chủ.

                                                   Bài tham khảo

   Mở bài: Nhà tôi có nuôi một con chó vàng. Nó rất khôn và rất có nghĩa.

   Thân bài: Con chó vàng đã nuôi được mười hai năm. Hồi ông nội tôi mua nó về, nó mới chỉ vừa dứt sữa mẹ nền cứ ủng oẳng sủa cả đêm làm mọi người mất ngủ. Ấy là tôi nghe mẹ tôi kể lại như thế chứ lúc ấy tôi cũng vừa mới sinh ra, làm sao mà biết và nhớ được. Con chó đã lớn thật nhanh và rất được việc. Ban ngày nó nằm ngủ lim dim trước thềm nhưng ụếu có tiếng chân lạ vào nhà là nó ngẩng ngay đầu lên quan sát rồi sủa lên vài tiếng báo cho người nhà biết. Nó vẫn để mắt đến người lạ mới vào cho tới khi người nhà ra tiếp đón mới thôi. Ban đêm nó chẳng ngủ mà lùng sục trước sân, sau nhà. Điều đặc biệt là khi ông tôi đi đâu thì thế nào nó cũng đi theo như là để làm kẻ bảo vệ. Mà đúng là nó làm nhiệm vụ bảo vệ vì có lần, vào ban dêm nó đã cắn chết một con rắn cạp nong trên đường làng mà chỉ suýt chút nữa là con rắn bổ vào chân ông tôi để tiêm nọc độc. Có ngày ông tôi phải ra thành phố cách nhà hơn hai chục cây số để mua vật dụng. Ông tôi không thể cho nó cùng leo lên xe đò nên đã dặn nó là phải ở nhà coi nhà. Nó ngoan ngoãn nghe theo nhưng cứ nằm trước cửa chờ cho đến tận lúc ông tôi trở về nó mới mừng rối rít theo ông tôi vào nhà và lúc đó nó mới ăn phần cơm mà mẹ tôi đã sẻ ra một cái đĩa sành dành riêng cho nó. Ngày ông tôi bị bệnh phải nằm liệt trên giường nó cũng quanh quẩn bên chân giường, chẳng đi ra ngoài nữa. Khỉ ông tôi mất, nó nằm cạnh quan tài. Khi mọi người đưa ông tôi ra mộ, nó lủi thủi đi theo và trên đôi mắt buồn rười rượi của nó hình như cũng long lanh nước mắt. Khi việc chôn cất đã xong, mọi người đã ra về bết, nó vẫn nằm phục ở đầu mộ và không về nữa. ít ngày sau nó chết. Nó chết vì già, vì không ăn uống gì cả hay vì thương nhớ ông tôi? Có lẽ vì cả ba nguyên nhân đó.

    Kết bài: Khi nó đã chết rồi, cha tôi đào một cái hố nhỏ gần mộ ông tôi chôn nó. Không phải chỉ có người trong nhà tôi mà cả làng, ai cũng nói  là một con chó có nghĩa.

shoppe