Soạn bài Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử- Soạn văn lớp 6
Câu 1: Bài văn Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung, ý nghĩa của mỗi đoạn?
Bài văn có thể chia làm 3 đoạn:
a. Đoạn đầu: từ đầu cho đến.. "Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội".
Đoạn này nêu ra vân đề: cầu Long Biên là một chứng nhân lịch sử.
b. Đoạn thứ hai từ chỗ: "Hiện nay, ở hai bên đầu cầu, vẫn còn ghi những
tháng: năm xây dựng cây cầu" cho đến ... lòng tôi thầm cảm ơn cầu".
Đoạn này có hai ý:
- Cầu Long Biên (mang tên cầu Đu-me) trong thời kỉ Pháp thuộc.
- Cầu Long Biên trong những ngày yên hình và trong khối lửa chiến tranh.
c) Đoạn kết: Từ chỗ "Bây giờ cầu Long Biên đỗ rút vé vị trí khiêm nhường" cho đến hết bài.
Đoạn này nói lên cảm nghĩ lắng đọng của tác giá vế cây cầu Long Biên lịch sử
Câu 2: Em biết được điều gì về cầu Long Biên qua đoạn văn từ Cầu Long Biên khi mới hình thành đến bị chết trong quá trình lùm cầu! So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn đọc thêm (SGK) về cầu Thăng Long và Chương Dương, em có thể nhận xét gì thêm vể qui mô và tính chất của cầu Long Biên?
- Qua đoạn văn trên ta có thể hiểu được kích thước cầu Long Biên:
Cầu dài 2290 mét, nâng tới 17000 tấn. Nó được xây dựng theo kỉ thuật tiên tiến nhất hồi cuối thế kỉ XỈX. Nó không chỉ được xây dựng bằng mồ hôi mà còn bằng sinh mạng của hàng ngàn người phu Việt Nam đã chết khi làm cầu do sự đối xử quá tàn nhẫn của các "ông chủ" người Pháp.
- So vời tư liệu được cung cấp qua hai đoạn đọc thêm về cầu Thăng Long và Chương Dương thì ta thấy quy mô của cầu Long Biên còn nhỏ hơn cầu Thăng Long bây giờ. Ngày nay kĩ thuật làm cầu đã tiến bộ hơn trước nhiều nên thời gian làm cầu cũng nhanh hơn và có cầu như cầu Chương Dương hoàn toàn do kĩ sư và cộng nhân Việt Nam đảm nhiệm.
Câu 3: Đọc đoạn văn từ Năm 1945 đến nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc.
a) Hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại. Cảnh vật và sự việc đó đã cho ta biết những điều gì vể lịch sử?
b) Việc trích dẫn một bài thơ và một bản nhạc trong đoạn văn đã có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật “ chứng nhân ” của cầu Long Biên?
c) So sánh cách kể của đoạn này với đoạn đã phân tích (cầu Long Biên khi mới hình thành đến bị chết trong quá trình làm cầu). Vì sao ở đây tác giả bộc lộ tình cảm rõ ràng và tha thiết hơn ở đoạn trên?
Trong đoạn văn này nhiều cảnh vật và sự việc được ghi lại:
- Sự việc cầu Long Biên được đưa vào sách giáo khoa khác với hình ảnh cây cầu in trong sách và những câu thơ nói về cây cầu.
- Cảnh bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn chuôi xanh ngắt phía Gia Lâm.
- Cảnh Hà Nội lên đèn: đèn mọc lên như sao, gợi bao quyến rũ và khao khát.
- Sự việc bộ đội và nhân dân rời Hà Nội bí mật ra đi vào mùa đông năm 1946. Sự việc bản nhạc Ngày về với lời lẽ bi thương và hùng tráng xuất hiện.
- Sự việc đế quốc Mĩ ném bom cầu Long Biên. Chiếc cầu như rách nát giữa trời, nhịp cầu tơi tả ứa máu nhưng cầu vẫn đứng vững trên sống.
- Sự việc cầu như chiếc võng đung đưa giữa dòng nước lũ nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc.
• Các cảnh vật và sự việc đó đã cho ta thấy cầu Long Biên đã gắn liền với một giai đoạn quan trọng trong lịch sử dân tộc: những ngày nô lệ thuộc Pháp, những ngày kháng chiến chông Pháp, những ngày thanh bình, những ngày chiến đấu chông Mĩ ném bom miền Bắc.
b.Việc trích dẫn bài thơ và lời một bản nhạc trong đoạn văn đã cho người đọc thấy lại được những chứng cứ lịch sử thật cụ thể đó làm nổi bật ý nghĩa chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên.
c. ở câu 2 chủ yếu tác giả giới thiệu cac số liệu về cầu Long Biên. Ở đoạn này tác giả miêu tả cảnh vật và nhắc tới nhiều sự kiện liên quan đến cầu Long Biên nên tình cảm được bộc lộ rõ ràng và tha thiết hơn. Về ngôi kể tác giả đã dùng ngôi thứ nhất (là cách nổi để bộc lộ tâm tư), về phương thức biểu đạt thì lối kể xen với lối miêu tả khiến câu văn giàu màu sắc trữ tinh hơn. Về từ ngữ: đoạn văn dùng nhiều từ ngữ hình ảnh có giá trị biểu cảm như: ngắm ... không chán mất cái màu xanh cần lao gợi bao yêu thương vị yên tĩnh trong tâm hồn; nhìn về phía Hà Nội, thấy ánh đèn mọc lên nhự sao sa, gợi lên bao quyến rủ và khát khao; tôi thấy chiếc cầu rách nát giữa trời; những nhịp cầu tả tơi như ứa máu; nước mắt ứa ra, tôi đứt từng khúc ruột
Câu 4: Đọc đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn.
a) Tại sao tác giả ỉại gọi cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử?
- Tác giả gọi cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử vi tác giả đã xem cầy cầu này như một con người. Được sinh ra từ cuối thế kl XIX và từ bấy đến nay, qua hơn một trăm năm "con người này" đã chứng kiến bao sự đối thay lớn lao của Hà Nội, của đất nước ta, của dân tộc ta: đất nước ta đắm chìm trong vòng nô lệ tối tám rồi Cách mạng tháng Tám thành công, nước nhà được độc lập, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, rồi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, sau đó là cuộc chiến đấu chông đế quốc Mĩ đầy gian lao nhưng cũng thật mạnh mẽ, hào hùng. Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đả hoàn toàn chiến thắng và thống nhất. Hà Nội lại trở thành thủ đô của cả nước.
- Cách gọi này làm tăng giá trị tư tưởng, tình cảm của bài văn: nó gợi ra bề dày lịch sử của cây .cầu, gợi ra vị thế quan trọng của cây cầu trong tâm tưởng của người Hà Nội và của nhân dân Việt Nam. Nó nhắc nhở chúng ta phải yêu quý cây cầu và quyết tâm bảo vệ, giữ gìn cho cây cầu mãi mãi vững bền như bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta.
- Nếu thay từ chứng nhân bằng từ chứng tích thì những ý nghĩa mà ta vừa phân tích ở trên sẽ bị giảm đi nhiều. Từ chứng tích không đủ hàm ý để làm nổi bật cái vị thế quan trọng của cây cầu lịch sử.
- Các tính từ: sống động, đau thương và anh dũng trong câu "Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội".
Đặt các từ này vào văn cảnh của nó, từ sống động có nghĩa là đã sống, đã trải qua, đã chứng kiến; từ đau thương gợi lại cảnh sống nô lệ tối tăm thời Pháp thuộc và những vết thương đẫm máu mà chiến tranh xâm lược do thực dân Pháp, do đế quốc Mĩ gây ra cho nhân dân Hà Nội và nhân dân quanh vùng cho chính cây cầu lịch sử này; từ anh dũng gợi lên ý chí chiến đấu kiên cường của người Hà Nội, của nhân dân Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh gian khổ cứu nước.
b) So sánh giá trị của hai
- Câu a: "Còn tôi, cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, đặng bắc một nhịp cầu vô hình nơi du khách để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam".
- Câu b (câu rút gọn): "Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam".
• Câu a có thêm đoạn "bấc một nhịp cầu vô hình nơi du khách". Từ hình ảnh một cây cầu cụ thể tác giả đă liên tưởng đến một cây cầu trừu tượng trong tình cảm. Hình ảnh này khiến cho câu văn trở nên gợi cảm, có giá trị nghệ thuật cao hơn.
- Nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối nhừng con tim vì cầu Long Biên ỉà một trong những hình ảnh tiêu biểu cho tinh thần chiến đâu kiên cường, cho ý chí chiến thắng của nhân dân Việt Nam. Đến thăm cầu Long Biên, thăm "chứng nhân lịch sử" này, du khắch sẽ hiểu thêm về Việt Nam và sẽ thây yêu mến Việt Nam, thấy gắn bó với đất nước của chúng ta hơn.