Đăng ký

Hướng dẫn lập dàn ý cho đề văn nghị luận chuẩn nhất

8,049 từ

1.    Mục đích của việc lập dàn ý:
Nhận thức đề thấu đáo xong, sẽ là bước lập dàn ý. Rất nhiều người khi làm bài làm văn không bao giờ chịu làm việc này cả. Vì vậy, bài làm thường lộn xộn, các ý trùng nhau, không có sự cân đối, thậm chí còn có nhiều thiếu sót về ý. Đó là những bài làm lệch yêu cầu, xa trọng tâm đề ra.
Thật ra làm được một dàn ý tốt không phải dễ. Người làm bài muốn có một dàn ý tốt thì ngoài việc nghiên cứu kĩ đề ra đê lình hội sáng tạo yêu cầu của để, còn phải có thói quen bố trí khoa học. Chính vì vậy, có nhiều học sinh cho rằng: Thời gian làm bài rất hạn chế, chi một hai tiết, nếu còn phái lập dàn ý thì lãng phí mất một thời gian quý báu! Sự thật không phải như vậy; ngược lại là khác. Dàn ý là nội dung sơ lược của bài văn. Nói cách khác, đó là hệ thống những suy nghĩ, tìm tòi, nhận xét, đánh giá của học sinh dựa trên yêu cầu cụ thể của đề bài. Dàn bài trong bài tập làm văn chẳng khác nào bản thiết kế xây dựng một ngôi nhà, bản kế hoạch sản xuất của một xí nghiệp để thực hiện chỉ tiêu sản xuất.
Ngay những nhà văn lớn, những người đã bò ra rất nhiều sức lao động để sáng tạo nên những tác phẩm bất hủ, cũng luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của dàn ý: Gớt-tơ, nhà văn nổi tiếng của Đức quả quyết: Tất cả (lều lệ thuộc vào bố cục. Đôttôicpxki, nhà văn Nga nổi tiếng của thế kỉ XX ước ao: Nếu tun được một bản bố cục đạt thì công việc sẽ nhanh như trượt trên băng. Còn Ipxen, một nhà văn nổi tiếng khác của Thụy Điển đã để hẳn một năm lao động xây dựng bố cục cho bản trường ca và ông đã hoàn thành bản trường ca đó trong ba tháng.
Sư dĩ mọi người đều nhấn mạnh vai trò của dàn ý chính vì vị trí đặc biệt quan trọng của nó. Lập dàn ý trước khi viết bài có những cái lợi sau:
a)    Nhìn được một cách bao quát, toàn cục nội dung chủ yêu và những yêu cầu cơ bán mà bài làm cần đạt được, đồng thời cũng thấy được mức độ giải quyết vấn đề sẽ nghị luận và đáp ứng những yêu cầu mà đề bài đặt ra, những điểm nào cần bổ sung, sửa đổi cho hoàn thiện. Nhờ đó sẽ tránh được tình trạng bài làm sai đề, lệch trọng tâm hay lạc đề. Vấn đề càng phong phú, phức tạp càng cần phải có dàn bài chi tiết.
b)    Thông qua việc làm dàn ý có điều kiện suy nghĩ sâu xa và toàn diện hơn để rà soát, điều chỉnh và phát triển hệ thống luận điểm, bồi đắp và cụ thể hóa bằng những luận điểm, luận cứ nếu tìm thấy một tiến trình hợp lí hơn, có thể đảo lại một phần hay cả hệ thống luận điểm). Suy nghĩ, cân nhắc, bỏ bớt những ý trùng lặp vô ích, bổ sung những ý chưa có, khi cán tạm tách ra những ý vốn gắn với nhau, nối liền, gộp nhập những ý xa nhau, những cái đồng thời có thể tạm đặt thành cái trước, cái sau... Làm như vậy sẽ tránh tình trạng bỏ sót những ý quan trọng, đặc sắc hoặc cần thiết và không đề lọt vào những ý thừa, bài văn sẽ không rườm rà, luộm thộm.
c)    Khi đã có dàn ý cụ thể, sẽ hình dung được trên những nét lớn các phân, các đoạn, trọng tâm, trọng điểm, V lớn. V phụ của bài văn toàn bộ trình tự triển khai nội dung). Nhờ nhìn sâu, trông xa nên có thể chủ động phân phối thời gian khi làm bài, dành thời gian thỏa đáng cho trọng tâm, trọng điểm, phân lượng và định tỉ lệ chính xác giữa các phần trong bài. Tránh được tình trạng bài làm mất cân đối, đầu voi đuôi chuột.
Dấu ấn của dàn ý in rất đậm trong bài làm. Nói chung. dàn ý như thế nào thì bài làm, ve cư bán se như vậy. Xây dựng được một dàn ý hoàn chỉnh, chi tiết khi viết thành bài văn sẽ thoải mái theo dòng suy nghĩ, không vướng vấp, không gián đoạn, sẽ đi tới đích một cách thông suốt. Có một dàn ý tót dam báo khá chắc chắn cho sự thành công của bài làm. Cho nén việc lập dàn ý cho bài viết không thể bó qua.

2.    Các bước lập dàn ý
2.1. Tìm ý: Tìm ý chính là chuẩn bị các vật liệu cho việc xây dựng công trình kiến trúc tức là bài tập làm văn. Vật liệu tốt, phong phú sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi công, sẽ bảo đảm độ bền vững của công trình. Đối với việc làm tập làm văn cũng vậy, tìm được nhiều ý, ý chính xác, độc đáo sẽ tạo điều kiện để viết một bài tập làm văn đúng và hay.
Đê lập ý cho bài văn nghị luận, ta có thể dựa các căn cứ sau đây:
a)    Về nội dung, đề bài bao giờ cũng chỉ rõ vấn đề cần nghị luận là gì, như vậy là ít nhất cũng giúp ta xác định được phương hướng lập ý. Có những đề bài còn gợi ra các khía cạnh của vấn đề, thậm chí nêu lên một hoặc một số nhận định của dân gian, của những người có uy tín, của sách giáo khoa hay của chính người ra đề về vấn đề cần nghị luận nhằm giúp học sinh có phương hướng giải quyết vấn đề. Trong trường hợp như thế, chỉ cần bám sát de là lập dược ý. Ví dụ:
Đe: Nhà triết học Anh Phơrăngxit Bêcơn có nói: Tri thức là sức mạnh. Em hiểu câu nói đó như thế nào?
Yêu cầu của đề bài là giải thích một câu nói nổi tiếng và làm sáng tỏ nội dung của câu nói đó. Câu nói có hai vế: tri thức và sức mạnh. Đầu tiên phải tìm hiểu tri thức là gì, tại sao tri thức lại là sức mạnh. Con người là khi chưa có tri thức và không có tri thức thì tình trạng như thế nào, còn khi có tri thức rồi thì sẽ trở thành con người như thế nào? Câu nói đặt ra nhiệm vụ gì?
Đối với các bài văn nghị luận, khi tìm ý chúng ta phải biết cách đặt câu hỏi và biết cách trả lời câu hỏi. Mỏi kiểu bài đòi hỏi một cách đặt câu hỏi thích hợp để tìm ý dược thuận lợi và đáp ứng đúng yêu cầu của thể loại. Việc vận dụng các câu hỏi phái hết sức linh hoạt sao cho phù hợp với đặc điểm của từng kiểu bài cụ thể. Bên cạnh đó, để có được ý hay, chính xác, dẫn chứng phong phú, chúng ta có thể tham khảo các bài viết hoặc các tài liệu tham khảo các bài viết hoặc các tài liệu có liên quan đến vấn đề cần giải quyết. Nhưng cần vận dụng những tài liệu nào và mức độ đến đâu thì phải căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đề bài.
b)    Cùng với những chỉ dẫn về nội dung nghị luận, trong mỗi đề bài đều có chi dẫn về phương pháp nghị luận (kiểu bài), ví dụ: giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, bình giảng. Đây cũng là căn cứ để người làm bài định hướng lập ý Chẳng hạn, nếu để bài yêu cầu chứng minh một ý kiến thì các ý trong bài nên triển khai theo hai bước:
-    Giải thích nội dung cơ bản của ý kiến trong đề bài.
-    Chứng minh ý kiến ấy.
Ví dụ: Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Em hãy lấy dẫn chứng trong lịch sử, trong văn học, trong đời sống để minh họ. cho câu ca dao trên. Từ đó, em rút ra suy nghĩ gì cho bản thân.
-    Để tìm ý cho đề bài chứng minh trên trước hết cần giải thích ngắn nghĩa đen nghĩa bóng của câu ca dao để rút ra vấn đề cần chứng minh.
-    Các dẫn chứng cần tìm ở:
+ Trong lịch sử dân tộc.
+ Trong văn học (văn học dân gian, văn học viết...)
+ Trong đời sống (trong việc xây dựng đất nước, trong cuộc sống chung quanl các em.
Các dẫn chứng cần được lựa chọn và phân tích để làm nổi lên ý: mọi người biê đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh to lớn.
-    Trình bày các suy nghĩ về tình đoàn kết và việc xây dựng tình đoàn kết trong tổ, trong lớp.
Ví dụ 2: Trong bài thơ Bài ca vỡ đất, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Dựa vào sự hiểu biết của em về những thành tựu của quê hương đất nước do bàn tay lao động của con người tạo nên, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
-    Để tìm ý cho đề bài trên trước hết cần giải thích ngắn gọn các từ như bàn tay sỏi đá, cơm...
-    Sau đó chứng minh ý kiến trên bằng nhiều cách:
+ Chứng minh theo từng địa bàn khác nhau: thành thị, nông thôn, miền đồng bằng, miền biển, miền núi...
+ Chứng minh theo từng lĩnh vực khác nhau: công nghiệp (nhà máy, xí nghiệp công trường, hầm mỏ...), nông nghiệp (trạm bơm, hệ thống mương máng, thủy lợi chuồng trại chăn nuôi...), tiểu thủ công nghiệp...
+ Chứng minh theo từng vấn đề kết hợp với trình tự thời gian.
-    Bàn tay chinh phục thiên nhiên, tạo nên những biến đổi to lớn với đất nước với xã hội.
-    Bàn tay ta làm ra những sản phẩm thiết thực phục vụ cuộc sống hàng ngày của mỗi người.
Nếu đề bài yêu cầu phân tích một khía cạnh của nhân vật, hay phân tích toàn diện một tác phẩm văn học thì ý của bài thường theo các mặt:
Phân tích hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
Phân tích giá trị tư tưởng của tác phẩm.
Phân tích giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Phân tích ảnh hưởng của tác phẩm đối với văn học và đời sống.
Ví dụ 1: Em hãy phân tích hình ảnh nhân vật Va-ren trong tác phẩm “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” của Nguyễn Ái Quốc.
Kiểu bài: Phân tích nhân vật.
Nội dung: Nhân vật Va-ren và những trò lố của y trong tác phẩm: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc.
Nhân vật Va-ren là nhân vật được xây dựng bằng thủ pháp châm biếm. Khi phân tích hình ảnh Va-ren cần làm rõ bộ mặt thật của    nhân vật    diễn ra từ khi nhận
chăm sóc vụ án Phan Bội Châu đến khi Phan Bội Châu nhổ vào    mặt.
-    Để xác lập ý cho để bài trên, cần phân tích nhân vật Va-ren theo các đặc điểm:
+ Y là kẻ phản bội giai cấp vô sản Pháp.
+ Y là kẻ đầu hàng giai cấp vô sản Pháp.
+ Y là kẻ đầu hàng ruồng rẫy quá khứ, ruồng hở lòng tin, ruồng bỏ giai cấp mình.
+ Y là kẻ bịp bợm, diễn trò chính trị: nhận chăm sóc vụ Phan Bội Châu, say sưa với các cuộc tiếp đón, tiệc tùng...
+ Y tráo trở thuyết phục Phan Bội Châu đầu hàng.
+ Phân tích nhân vật Va-ren theo bố cục của truyện.
+ Những trò lố trước khi gặp Phan Bội Châu.
+ Va-ren gặp Phan Bội Châu trò lố lớn nhất.
+ Thái độ của Phan bội Châu với Va-ren.
-    Nghệ thuật xây dựng nhân vật Va-ren và xây dựng truyện của tác giả.
+ Toàn bộ câu chuyên là hư cấu và tưởng tượng chân thực vì tác giả hiểu rõ bản chất nhân vật. Nghệ thuật châm biếm sắc sảo thể hiện sự mỉa mai, khinh bỉ, vạch rần chân tướng của kẻ phản bội. Va-ren hiện lên như một con rối chính trị, gian dối, lố bịch chuyên diễn các trò lố.
Ví dụ 2: Tô Hoài có nhân xét như sau về truyện ngắn của Nguyễn Thành Long:
Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Thành Long tương tự một trang đời, một mảng, một nét của cuộc sống chắt ra. Ta thường gặp ở Nguyễn Thành Long những nhận xét nho nhỏ, như nhắc khẽ người đọc.
Theo em, nhận xét trên có đúng với truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long không? Hãy phân tích truyện ngắn này để làm rõ ý kiến của em.
Để tìm ý cho đề bài này cần lưu ý:
-    Ý kiến trên đây của Tô Hoài là một nhận xét trong bài viết của tác giả Nguyễn Thành Long, cây truyện ngắn (Tác phẩm mới tháng II và 12 năm 1972 Nhận xét đó cũng đúng với Lặng lẽ Sa Pa, một truyện ngắn hay, giàu chất thơ của Nguyễn Thành Long.
Nguyễn Thành Long viết Lặng lẽ Sa Pa năm 1970 trong không khí cả nước hà hùng đánh Mĩ và thắng Mĩ. Riêng ở miền Bắc, bên cạnh nhiệm vụ trực tiếp chôn Mi và chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam, là nhiệm vụ tiếp tục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên hậu phương lớn, làm cơ sở vững chắc để đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn. Chủ nghĩa anh hùng, tinh thần lạc quan cách mạng trong cuộc sống sản xuất và chiến đấu của xã hội miền Bắc lúc bấy giờ là bối cảnh trực tiếp sản sinh những tác phẩm văn chương c giá trị, trong đó có truyện Lặng lẽ Sa Pa.
-    Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, theo yêu cầu của đề bài, là phải thông qt việc phân tích mà bày tỏ ý kiến của bản thân đối với nhận xét của Tô Hoài. Do đó ph; có sự nhất quán kết hợp: vừa bày tỏ ý kiến của bản thân khi phân tích tác phẩm.
Nêu nhất trí với nhận xét của Tô Hoài, có phân tích theo trình tự hai ý trên nhận xét của Tô Hoài:
+ Giá trị phản ánh hiện thực: Truyện tương tự một trang đời, một mảng, nét của cuộc sống chắt lọc ra.
+ Tác dụng giáo dục: Truyện có những nhận xét nho nhỏ, như nhắc khẽ người đọc
2.2.    Lập dàn ý sơ lược
Khi tìm được các ý, ta phải sắp xếp chúng thành dàn ý. Việc sắp xếp các luận điểm tạo thành dàn ý sơ lược.
Trong khi lập dàn ý, việc sắp xếp trình tự các luận điểm (và các luận cứ là h< sức quan trọng. Việc sắp xếp ý nào trước, ý nào sau, một mặt bộc lộ cách hiếi cách nhận thức riêng của người viết về vấn đề nghị luận, mặt khác, chính việc sắp xếp đó có ảnh hưởng không nhỏ đôn tâm lí tiếp nhận của người đọc. Vì vậy, khôn thê tùy tiện trong việc sắp xếp ý.
Có trường hợp các luận diêm được sắp xếp một ý tự do, ý nào trước, ý nào sau không bị quy định chặt chẽ. Nhưng thường thứ tự trước sau giữa các ý là bắt buộc bởi vì, có giải quyết xong ý này mới đầy đủ điều kiện để chuyển sang ý khác, mới tránh được sự trùng lặp.
Sau dây là gợi ý cách trình bày một dàn ý đại cương về mặt hình thức:
A.    Đặt vấn đề: (ghi cô đọng ý định trình bày).
B.    Thân bài:
1.    Luận điểm thứ nhất (ghi cô đọng như một tiêu đề).
II.    Luận điểm thứ hai (ghi cô đọng như một tiêu đề).
c. Kết bài: (ghi cô đọng ý định trình bày).
Ví dụ 1: Em hiểu như thế nào về lời khuyên của nhân dân ta được thể hiện trong câu ca dao: 
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Với đề bài trên, dàn ý sơ lược có thể như sau:
A.    Mở bài:
Dẫn câu ca dao và nêu vấn đề cần giải thích.
B.    Thân bài:
I.    Giải thích ý nghĩa hình ảnh bầu và bí.
II.    Vì sao bầu và bí phải thương nhau.
III.    Qua hình ảnh bầu và bí, nhân dân muốn khuyên bảo điều gì?
C- Kết bài:
Nhấn mạnh ý nghĩa sáng suốt của lời khuyên đoàn kết.
Ví dụ 2: Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
A.    Mở bài:
-    Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ
-    Nhận xét, đánh giá về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
B.    Thân bài:
I.    Mùa xuân của thiên nhiên (Khổ thơ đấu)
II.    Mùa xuân của đất nước, cách mạng (Hai khổ thơ tiếp theo)
III.    Mùa xuân của chính nhà thơ ((Hai khổ thơ cuối)
c. Kết bài:
Mùa xuân nho nhỏ là bài thơ hay về nội dung và nghệ thuật.
2.3.    Lập dàn ý chi tiết
Khi lập dàn ý chi tiết, các luận điểm sẽ được tiếp tục phát triển thành các luận cứ, các lí lẽ... Có nhiều cách trình bày dàn ý chi tiết: trình bày theo hình cây (dọc hoặc ngang) và trình bày theo trật tự viết (từ trên xuống dưới). Cách trình bày dàn ý heo hình cây có phần rắc rối, rậm rạp. khó nhìn; cách trình bày theo trật tự viết thông dụng hơn, cách này đơn giản và dễ nhìn, dễ nhận.
Nội dung của dàn ý là sự tóm tắt ngắn gọn các luận điểm, luận cứ, luận chứng theo tầng bậc, theo trật tự trên dưới, trước, sau, theo quan hệ bao hàm hoặc tương quan kề cận.
Có thể diễn đạt nội dung của dàn ý chi tiết bằng một hệ thống các câu hỏi lớn nhỏ theo một trật tự nhất định. Cũng có thể diễn đạt theo kiểu các câu tường thuật (khẳng định hay phú định) hoặc chi bằng những nhóm từ có các dạng tiêu đề cô đọng.
Để phân biệt rành mạch các ý lớn, ý nhỏ người ta thường dùng cách xuống dòng, các dòng kế tiếp nhau được trình bày lùi dần về phía tay phải của trang giấy và được kí hiệu tuần tự bằng chữ số La Mã (I, II, III, IV...), chữ cái in (A, B, c, D) chữ số Ảrập (1,2, 3, 4...), rồi các con chữ nhỏ (a, b, c, d...). Nếu phát triển chi tiết hơn nữa có thể dùng thêm các kí hiệu gạch đầu dòng (-) và dấu chữ (+). Ví dụ, có thể dùng các chữ số A, B, c để kí hiệu ba phần của bài làm (A. Mở bài, B. Thân bài, C. Kết luận. Trong phần B có các luận điểm I, II, III, trong các luận điểm có các luận cứ 1, 2, 3 và trong các luận cứ có các luận chứng a, b, c. Tiếp theo là cái kí hiệu (-) và (+).
Sau đây là gợi ý cách trình bày một dàn ý chi tiết về mặt hình thức:
A.    Đặt vấn đề: (ghi cô đọng ý định trình bày).
B.    Thân bài:
I.    Luận điểm thứ nhất (ghi cô đọng như một tiêu đề).
I.    Luận cứ I:
Luận cứ 2:
Luận cứ 3:
II.    Luận điểm thứ hai (ghi cô đọng như một tiêu đề).
1.    Luận cứ 1:
Luận cứ 2:
Luận cứ 3:
III.    Luận điểm thứ ba (ghi cô đọng như một tiêu đề).
1.    Luận cứ 1:
2.    Luận cứ 2:
3.    Luận cứ 3:
c. Kết bài: (ghi cô đọng ý định trình bày).
Ví dụ 1: Với đề bài 1 ở dàn ý sơ lược, có thể lập thành dàn ý chi tiết như sau:
A.    Mở bài:
Dẫn câu ca dao và nêu vấn đề cần giải thích.
B.    Thân bài:
1. Giải thích ý nghĩa hình ảnh báu và bí.
1.    Bầu và bí có cùng điều kiện sống với nhau.
2.    Bầu và bí có những đặc điểm gần gũi, tương tự như nhau.
II.    Vì sao bầu và bí phải thương nhau.
1.    Bầu và bí gần gũi, nương tựa vào nhau.
2.    Bầu gặp rủi ro thì bí cũng không tránh khỏi thiệt hại.
III.    Qua hình ảnh bầu và bí, nhân dân muốn khuyên bảo điều gì?
1.      Bầu thương bí, người thương người.
2.    Bầu bí chung một giàn, người chung làng xóm, quê hương, đất nước.
3.    Người thương yêu, đoàn kết, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.
c. Kết bài.
Nhấn mạnh ý nghĩa sáng suốt của lời khuyên đoàn kết.
Ví dụ 2: Với đề bài 2 ờ dàn ý sơ lược, có thể lập thành dàn ý chi tiết như sau:
A.    Mở bài:
-    Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ
-    Nhận xét, đánh giá về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
B.    Thân bài:
I. Mùa xuân của thiên nhiên (Khổ thơ đầu)
1.    Ba nét chấm phá (một dòng sông xanh, một bông hoa tím biếc, một con chim chiền chiện) đã khắc họa một cảnh xuân đẹp, đầy sức sống và tràn ngập niềm vui rạo rực. Cảnh xuân phóng khoáng, bay bổng nhưng lại đằm thắm dịu dàng.
2.    Nhạc điệu câu thơ hay, phù hợp với nội dung, góp phần làm cho cảnh xuân hêm rạo rực.
3.    Con người xuất hiện hòa vào thiên nhiên, nâng niu trân trọng đưa tay hứng từng giọt âm thanh mùa xuân long lanh (phân tích sự sáng tạo và cái đẹp của hai câu thơ: Từng giọt long lanh rơi - Tôi đưa tay tôi hứng).
II.    Mùa xuân của đất nước, cách mạng (Hai khổ thơ tiếp theo)
1.    Câu thơ vừa tả thực vừa tượng trưng, hàm chứa nhiều ý nghĩa trong hai hình ảnh người lính và người nông dân với cách dùng từ lộc nhiều nghĩa.
2.    Ám hưởng thơ hối hả, khấn trương với nhiều diệp từ, điệp ngữ láy lại ở đầu câu diễn tả khí thế của con người đang lao động và chiến đấu trong mùa xuân của đất nước, cách mạng.
3.    Những con người ấy mang cá mùa xuân ra trận địa của mình để gặt hái mùa xuân về cho đất nước, dưa đất nước di lỏn.
III.    Mùa xuân của chính nhà thơ (Hai khổ thư cuối).
1.    Hòa vào mùa xuân của thiên nhiên và mùa xuân của đất nước, Thanh Hải cũng có mùa xuân của mình. Đó là mùa xuân nho nhỏ mà nhà thơ lặng lẽ dâng cho đời.
2.    Ước nguyện thật thiết tha nhưng thật khiêm tốn: Ta làm con chim hót - Ta làm một cành hoa - Ta nhập vào hòa ca - Một nốt trầm xao xuyến.
-    Ước nguyện đó đã được đẩy cao lên thành một lẽ sống cao đẹp, không chỉ riêng cto nhà thơ, mà cho tất cả mọi người, cho thời đại của chúng ta: lẽ sống cống hiến cho đời lặng lẽ khiêm tốn, không kể gì đến tuổi tác.
c. Kết bài:
-    Mùa xuân nho nhỏ là bài thơ hay: tứ thơ độc đáo, cảm hứng xuân phơi phới, hình ảnh sáng tạo, nhạc điệu vui tươi, tha thiết. Nhân vật trữ tình chân thành, khiêm tốn gây xúc động trong người dọc.
- Bài thơ đem đến cho ta những cảm xúc đẹp về mùa xuân, làm ta càng thôn tin yêu vào mùa xuân của đất nước và mùa xuân nho nhỏ trong lòng mình.

Xem thêm >>> Soạn bài: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

Trên đây là bài viết gồm mục đích của việc lập dàn ý và hướng dẫn chi tiết các lập dàn ý cho một đề văn nghị luận mà Cunghocvui gửi đến bạn, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe