Đăng ký

Bình luận ý nghĩa đoạn thơ: "Gạo đem vào giã bao đau đớn/.../Gian nan, rèn luyện mới thành công"

3,284 từ

A. ĐỀ BÀI
Lập dàn ý và dựa vào dàn ý rồi viết thành bài văn cho đề bài sau:
Gạo đem vào giã bao đau đớn. 
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông. 
Ở trên đời người cũng vậy. 
Gian nan, rèn luyện mới thành công
Bài thơ trên nói lên điều gì? Bình luận ý nghĩa của bài thơ. Em rút ra bài học gì về việc tự rèn luyện của bản thân khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

B. LẬP DÀN Ý
1. Mở bài:
- Bác Hồ kính yêu của chúng ta, vĩ lãnh tụ của dân tộc là một nhà tư tưởng lớn, nhà giáo dục lớn đồng thời cũng là tấm gương sáng cho chúng ta học tập noi theo.
- Những đúc kết và kinh nghiệm sống của Bác được thể hiện qua nhiều bài thơ, bài văn và là những bài học vô cùng thấm thía. “Nghe tiếng giã gạo” là một trong những bài thơ đó
2. Thân bài:
2.1.    Giải thích ý nghĩa bài thơ:
- Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vào ngày 29-8-1942, bài thơ được viết trong tập Nhật kí trong tù.
- Nhân việc giã gạo, liên tưởng đến việc tu dưỡng rèn luyện con người: khó khăn gian khổ là điều kiện để tự rèn luyện phẩm chất đạo đức.
2.2. Bình luận
2.2.1) Quan điểm của Bác trong bài thơ là hoàn toàn đúng đắn.
-    Trong cuộc sống, không mấy ai không gặp khó khăn, gian khổ. Trước những trở ngại đó, không được bi quan, chán nản, phải đấu tranh tư tưởng để phát huy được phẩm chất đạo đức, vững niềm tin vào lí tưởng, vào mục đích cuộc sống của mình.
-    Những khó khăn, vất vả gặp phải, nếu biết chịu đựng như gạo đem vào giã bao đau đớn thì sẽ gặp thành công trong cuộc sống.
-    Cuộc đời Bác đã phải trải qua bao cánh gian khổ: ăn không no, áo không thay, gầy đen như quỷ đói, ghẻ lở mọc đầy thân, các chiến sĩ Điện Biên Phủ đã từng: 56 ngày đêm, Mưa dầm cơm vắt, Máu trộn bùn non, Gan không núng,... chính họ là những dẫn chứng hùng hồn về sự kiên trì  nhẫn nại, quyết tâm vượt qua thử thách, về niềm tin và tinh thần lạc quan cách mạng.
2.2.2)     Bàn luận, mở rộng vấn đề.
-    Trong cuộc sống, mỗi cá nhân phải tự rèn luyện mình, đặc biệt là tuổi trẻ, phải biết vượt qua thử thách, gian nan, tu dưỡng bản thân để xứng đáng là con cháu Lạc Hồng, là thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh.
- Phê phán những kẻ sợ khó khăn gian khổ, hay nản chí ngã lòng, bi quan trước khó khăn thử thách trong cuộc sống
- Bài thơ có ý nghĩa sâu sắc: Sống ở trên đời, làm bất cứ việc gì, khi đã xác định được mục đích đúng đắn, muốn đi đến thành công thì không phải dễ dàng mà đều phải trải qua những gian nan, thử thách. Nếu biết vượt qua, chắc chắn ta sẽ đi được đến điều ta mong muốn.
- Hiểu được ý nghĩa bài thơ, chúng ta chấp nhận đương đầu với mọi gian nan thử thách, đem hết khả năng mình góp phần vào sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước.
3. Kết bài:
-    Khẳng định lại giá trị bài thơ: một bài học quý báu về lẽ sống, về nhân sinh quan cách mạng.
-    Thực hiện lời dạy của Bác, ta sẽ vững vàng hơn trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

C. LÀM VĂN
Cuộc đời Hồ Chủ tịch là một cuộc đời đầy khó khăn, gian khổ, hi sinh. Ba mươi năm bôn ba ở nước ngoài, khi về nước Người lại lao vào cuộc vận động Cách mạng tháng Tám và hai cuộc kháng chiến ác liệt. Cá cuộc đời Người là một bài ca chiến đấu hào hùng. Nhưng cũng chính trong hoàn cảnh như vậy, Bác đà tự rèn luyện cho mình những phẩm chất cách mạng trong sáng tuyệt vời. Kinh nghiệm tự mình luyện ấy đã được Bác ghi lại trong bài thơ “Nghe tiếng giã gạo” trích ở tập “Nhật kí trong tù”
Gạo đem vào giã bao đau đớn. 
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông. 
Ở trên đời người cũng vậy. 
Gian nan, rèn luyện mới thành công
Bài thơ thể hiện một nhân sinh quan cách mạng của người chiến sĩ vĩ đại: dũng im nhìn thẳng vào tai ương, lấy tai ương để thử thách, để rèn luyện mình. Một thân cách mạng, một bản lĩnh, một niềm tin lạc quan... đó là vần thơ thép để động viên và nâng đỡ mình vượt quan đày đọa gian khổ. Có đặt bài thơ vào hoàn chỉnh nó ra đời mới thấy hết vẻ đẹp chất thép sáng ngời hàm chứa trong đó. Bài thơ “Nghe tiếng giã gạo” là bài thơ thứ 72 trong tập Nhật kí trong tù. Bài thơ được Bác viết trong những ngày bị Tưởng Giới Thạch bắt giam (29 - 8 - 1942). Bài thơ giản mà ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
Hạt gạo xù xì vỏ cám nằm trong cối giã, bị chày nện liên hồi, bị cọ xát tứ phía, vật lên vật xuống bao phen, đau đớn biết chừng nào! Thế mà hạt gạo không bị nát, lại còn trắng tựa bông. Từ việc giã gạo, Bác suy ra việc rèn luyện của mỗi người: Gian nan rèn luyện mới thành công, hay nói cách khác: khó khăn gian khổ là điều kiện tốt để rèn luyện phẩm chất cách mạng của con người. Cũng như người ta thường nói: Ngọc càng mài càng sáng, thép càng luyện càng bền.
Đó là một chân lí rõ ràng. Thật vậy, trong cảnh ngọ gian nan, con người buộc phải đem hết tinh thần, nghị lực ra để chống chọi với hoàn cảnh, nhằm chiến thắng. Lửa thử vàng gian nan thử sức. Mỗi thất bại là một bài học để vươn lên. Trong cuộc vật lộn gay go ấy, những thói quen xấu, những tư tưởng ươn hèn, ích kỉ bị loại dần, những phẩm chất cao thượng ngày càng chiếm ưu thế.  Gian nan càng nhiều, thử thách càng lớn, thì phẩm chất con người đòi hỏi ngày càng cao. Ngược lại, một cuộc sống bằng phẳng, an nhàn dễ làm cho tinh thần mềm yếu, thậm chí sa vào hư hỏng.
Cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ tịch là một bài học vô cùng sâu sắc :tinh thần tự rèn luyện để có được những phẩm chất cách mạng cao đẹp. Bác đã lai trải qua bao cảnh gian khổ: cơm không no, do không thay, gầy đen như quỷ đói, ghẻ lở mọc đầy thân,... Hai cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ chống Pháp và chống Mĩ là một lò lửa tỏi luyện con người. Các chiến sĩ Điện Biên Phủ đã từng: 56 ngày đêm, Mưa dầm cơm vắt, Máu trộn bùn non, Gan không núng,... chính họ là những dẫn chứng hùng hồn về sự kiên trì  nhẫn nại, quyết tâm vượt qua thử thách, về niềm tin và tinh thần lạc quan cách mạng. Còn các chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mì, những đoàn xe không kính vẫn lạc quan: 
Ung dung buồng lái ta ngồi; 
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng; 
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng; 
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim; 
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim; 
Như sa, như ùa vào buồng lới... 
Qua gian lao thử thách, được tôi luyện và rèn giũa, nếu có nghị lực, có ý chí có quyết tâm, con người sẽ trưởng thành. Bác viết: Gian nan rèn luyện mới thành công không phải là truyền ngôn, truyền đạo, Bác viết bài thơ này trong chốn lao tù Bác viết cho mình, Bác tự động viên nhắc nhủ mình trong những ngày ốm nặng sau những lúc đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng... Bát viết trong những ngày gian nan rèn luyện đó với một ý chí nghị lực phi thường, vớ lí tưởng phải đưa dân tộc khỏi cảnh lầm than và Người đã thành công. Dưới sự lãnh đạo của Bác, dân tộc Việt Nam đã kết nên những trang sử vàng.
Hôm nay chúng ta đang sông trong hòa bình, tiền đồ của dân tộc ta rất tươi sáng, nhưng trước mắt vẫn chưa hết chông gai. So với các nước trên thế giới, khoa học kĩ thuật của ta còn lạc hậu, Việt Nam vẫn là một trong các nước nghèo.... Bở vậy, tuổi trẻ chúng ta cần phải tự rèn luyện mình thành những người sống có lí tưởng, không ngại khó khăn gian khổ, sống có hoài bão: Đâu cần thanh niên có đâu khó có thanh niên, sẵn sàng mang màu áo xanh tình nguyện đến với những nơi khó khăn, gian khổ, không ngừng học hỏi để có kiến thức phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Thanh niên phải biết ước mơ và hành động, là thanh niên thế hệ 8x, 9x... chúng ta nguyện đưa đất nước ta phát triển đàng hoàng lum, t( đẹp hơn.
Bài thơ Nghe tiếng giã gạo đã để lại cho chúng ta một bài học quý báu: Gian nan rèn luyện mới thành công, trong khó khăn gian khổ, con người có thể bị dằn vặt, đau đớn, nhưng cuối cùng sẽ trong như ngọc và trắng tựa bông. Đó là một kinh nghiệm sống được đúc kết qua cuộc đời muôn vàn gian khổ nhưng rất vẻ vang của Bác, đê cho tuổi trẻ suy nghĩ và học tập.

Xem thêm >>> Lập dàn ý cho bài văn lập luận giải thích chuẩn nhất

Trên đây là bài viết mà Cunghocvui gửi đến bạn khi bình luận về bài thơ, rút ra ý nghĩa qua khổ thơ trên, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe