Học học nữa học mãi
Đối với mỗi con người không phân biệt già trẻ, gái trai, tôn giáo, dân tộc, việc học tập luôn được xem là công việc vô cùng cần thiết và quan trọng. học để chúng ta lĩnh hội kiến thức và phục vụ cho công việc, cho cuộc sống tương lai. Chính vì vậy mà việc học là một việc mỗi con người chúng ta cần làm. nhưng học như thế nào cho đúng, cho hiệu quả thì không phải ai cũng có thể làm được. Nhà triết học Lê- Nin đã có một câu nói về cách học mà chúng ta cần phải học hỏi, đó là “ Học, học nữa, học mãi”. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu rõ hơn về câu nói Học, học nữa, học mãi qua dàn ý và bài văn dưới đây.
Dàn ý giải thích câu học học nữa học mãi
I. Mở bài
- Giới thiệu chung về câu nói học, học nữa, học mãi
II. Thân bài
1.1 Giải thích thế nào là "Học, học nữa, học mãi"
- Học là quá trình học tập, lĩnh hội, tiếp thu kiến thức, tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức
- Học nữa, học mãi ý nhấn mạnh việc học là việc cả đời, dù trẻ hay già con người vẫn không ngừng học hỏi để có thể nâng cao sự hiểu biết, bắt kịp xu thế thời đại
1.2 Ý nghĩa của việc "Học, học nữa, học mãi"
- Học tập là một việc làm quan trọng, là một hình thức giúp con người tồn tại và phát triển trong xã hội hiện nay
- Hàng ngày, hàng giờ đất nước không ngừng vận động, không ngừng hội nhập với thế giới nên mỗi người cần học hỏi hàng ngày để không bị lạc hậu, để đi kịp với vòng quay của đất nước
- Học để mình có thể được làm việc ở một môi trường tốt, thu nhập cao để cuộc sống của mình và những người thân được cải thiện, góp phần giúp đất nước ngày càng giàu mạnh
1.3 Phương pháp học
- Chúng ta học ở nhiều nơi, học trong sách vở, học trong cuộc sống hàng ngày, học trong xã hội
- Không chỉ học từ thầy cô mà còn học từ nhiều người như bạn bè, anh chị khóa trên,...
- Học bất cứ đâu, học bất cứ nơi nào có thể, không ngừng học hỏi hàng ngày dù bạn đang ở đỉnh vinh quang.
1.4 Những cách học sai
- Học tủ, học vẹt
- Học vì điểm số, học máy móc trong sách vở mà không áp dụng được thực tiễn
- Học để bố mẹ vui lòng mà không phải học vì mình, học với thái độ gượng ép.
III. Kết bài
- Khẳng định lại ý nghĩa câu nói "Học, học nữa, học mãi"
Bài văn Học, học nữa, học mãi
Trong cuộc đời mỗi con người, ai trong chúng ta cũng đều mong muốn được trở thành một công dân tốt, một người có ích cho xã hội. Điều đó đòi hỏi ở mỗi người phải có đạo đức, có trí tuệ, có trình độ phát triển bắt kịp được xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cách mạng công nghệ 4.0. Để làm được điều đó, mỗi chúng ta những học sinh thân yêu- tương lai của đất nước phải coi nhiệm vụ học tập là công việc chính, vô cùng quan trọng. Phải học hành giỏi giang, có trình độ, có hiểu biết, nhận thức thì mới có thể góp mình đứa đất nước vươn ra thời đại mới. Nói về ý thức học tập thì Lê- nin có một cau nói nổi tiếng "Học, học nữa, học mãi".
"Học" là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp bản thân lĩnh hội được nhiều kiến thức bổ ích. "Học nữa" là học hết trình độ này chuyển lên trình độ cao hơn, học từ dễ đến khó. "Học mãi" là học liên tục, không ngừng học hỏi bởi việc học là việc cả đời, nâng cao trình độ, hiểu biết của mình là việc làm hàng ngày của mỗi chúng ta.
Học, học nữa, học mãi
Học tập là một việc vô cùng quan trọng, là một hình thức giúp con người tồn tại và phát triển trong xã hội hiện nay. Có nhiều kiến thức, nhiều hiểu biết giúp con người hòa nhập dễ dàng hơn trong guồng quay phát triển của đất nước. Đất nước thay đổi, vận động và không ngừng hội nhập hàng ngày, hàng giờ với thế giới nên kéo theo mỗi công dân cũng cần học tập hàng ngày để không bị tụt hậu, lạc hậu so với sự phát triển của đất nước. Việc học còn giúp chúng ta có thêm nhiều cơ hội phát triển trong công việc, giúp chúng ta có thể tìm kiếm được những công việc tốt hơn, với những mức thu nhập cao, ổn định phục vụ cuộc sống, nhu cầu của bản thân một cách sung túc, đầy đủ hơn. Học để mình được đi nơi này, nơi khác, khám phá thế giới, khám phá được nhiều năng lực tiềm ẩn của bản thân.
Học là một khái niệm có phạm vị rất rộng chứ không chỉ bó hẹp wor môi trường trường học, chúng ta bát đầu học từ khi còn bé, học chào bà chào mẹ, học cách yêu gia đình, yêu thiên nhiên, lớn lên một tí thì học cách cầm thìa, cầm đũa. Học trên ghế nhà trường, học trong gia đình, học trong xã hội, trong cuộc sống, tất cả đó đều alf môi trường để mỗi chúng ta có thể học hỏi. Không chỉ học từ thầy cô, học lý thuyết trong sách giáo khoa mà còn có thể học từ nhiều người như bạn bè, anh chị khóa trên, từ những người xung quanh. Mỗi người phải xác định rõ, việc học là việc cả đời, không phải một sớm một chiều, chúng ta học bất cứ đâu, học bất cứ nơi nào có thể, không ngừng học hỏi hàng ngày dù bạn đang ở đỉnh cao của quang vinh. Bởi nếu chỉ cần bạn lơ đãng đi một thời gian trong khi người khác đang ngày càng cố gắng thì họ có thể thay thế vị trí bạn bất cứ lúc nào.
Việc học là học cho bản thân, để nâng cao hiểu biết, tri thức cho bản thân nên mỗi học sinh phải xác định cách học phù hợp ,hiệu quả với mình. Không nên học tủ, học vệt, học một cách đối phó để kiểm tra, để trả bài cho giáo viên hay vì điểm số, thành tích. Chúng ta học nhưng phải áp dụng được lý thuyết vào thực hành, thực tiễn, mà muốn làm được điều đó thì phải hiểu được đúng bản chất mới có thể áp dụng được, không nên học máy móc, nguyên tắc mà phải biết linh hoạt vận dụng vào thực tế cuộc sống. Chúng ta nên tự mình nâng cao tri thức, trình độ bởi đó chính lá hành trang quý giá giúp con người vững tin bước vào cuộc sống tự lập sau này, giúp con người khôn lớn, trưởng thành hơn và cao cả hơn là góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Câu nói học, học nữa, học mãi là một câu nói hay và ẩn chứa một lời khuyên bổ ích, nhắc nhwor mỗi chúng ta pahir hăng say học tập không ngừng nghỉ để nâng cao tri thức, hiểu biết và góp phần đưa đất nước ngày càng phát triển phồn thịnh, to lớn, sánh ngang với các cường quốc năm châu.