Giải thích "Học tập tốt, lao động tốt" trong lời dạy của Bác
Đề bài: Giải thích "Học tập tốt, lao động tốt" trong lời dạy của Bác
Bài làm
Lúc Bác Hồ còn sống, còn hoạt động cho sự nghiệp cách mạng giải phóng và xây dựng đất nước củng như lúc sắp qua đời, Người luôn luôn quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ, chăm lo vun trồng cho lớp lớp 'măng non" phát triển tốt tươi.
Năm điều Bác Hồ dạy đả trở thành mục tiêu phấn đấu của mỗi một chúng em.
Một trong năm điều đó là: Học tập tốt, lao động tốt. Lời nói ngắn gọn, nhưng hiểu cho đầy đủ thật không đơn giản chút nào. Chúng em đã từng tranh luận nhiều. Theo em nghĩ, học tập tốt, trước hết phải được thế hiện ở sự xác định cho mình một động cơ, mục đích học tập đúng đắn. Học tập là để mở mang trí tuệ, nắm được những tri thức văn hoá, khoa học của nhân loại, đé từ đó biết vận dụng mà cải tạo, xây dựng cuộc sống cho bản than mình và cho xã hội. Bác Hồ cùng đã dạy chúng em: học để lànn người công dân tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt, hay nói cách khác là người lao động có văn hoá, góp phần xây dựng đất nước.
Động cơ, mục đích đúng đắn là điều rất cơ bản, nhưng chưa đủ. Muốn học tập tốt còn cần phải có một thái độ học tập đúng đắn và một phương pháp học tập khoa học, thích hợp.
Nói đến thái độ học tập đúng đắn là nói đến sự cần cù chăm chỉ, vượt mọi khó khăn khách quan của đời sống hàng ngày, và không lùi bước trước nhũng vấn đề hóc búa của khoa học. Đường đến trường có thể xa, một cuốn sách cần đọc có thể dày, một bài toán cần giải có thể rắc rối... Chính lúc đó đòi hỏi ta phải có đức tính: kiên trì và nhẫn nại. Phải chủ động vươn lên nắm lấy các tri thức.
Nói đến phương pháp học tập khoa học là nói đến hàng loạt biện pháp nhằm học tập đạt hiệu quả cao. Từ cách nghe giảng, cách ghi bài ở lớp;, đến cách giải bài tạp, cách ứng dụng thực hành ở nhà, từ học trong sách vở đến học ngoài cuộc sống, từ học thầy đến học bạn... tất cả đều có tác dụng nâng cao chất lượng học tập cho cá nhân mình nếu biết làm đúng hướng, đúng cách và có nền nếp. Trao đối với các bạn học giỏi, tuy mỗi người có mỗi cách, nhưng tất cả đều toát lên những phẩm chất của những người học tốt là: động cơ, thái độ học tập đúng đắn và phương pháp học tập khoa học, sinh hoạt học tập nề nếp.
Còn lao động tốt có nghĩa là thế nào? Hiểu theo nghĩa rộng: lao động tốt là phải tạo ra được nhiều sản phẩm tốt cho xã hội. Nhưng trong phạm vi nhà trường, đối với chúng em lao động còn có ý nghĩa là rèn luyện để tập làm người lao động sau khi ra trường. Nhưng dẫu là lao động phục vụ, hay lao động sản xuất, dù đơn giản hay phức tạp, dù ở trường hay ở nhà, em nghĩ đã gọi là lao động tốt thì phải bảo đảm ba yếu tố: lao động có kỉ luật, có kĩ thuật và đạt năng suất cao.
Lao động có kỉ luật tức là phải bảo đảm giờ giấc, nội quy lao động, chống tuỳ tiện, được chăng hay chớ, kỉ luật tốt nhất là kỉ luật tự giác, nhận thức được ý nghĩa của công việc mình làm, để làm với ý thức là người chủ của công việc.
Mặt khác, nói đến lao động tốt là phải nói đến yèu cầu về kĩ thuật, theo em nghĩ là điều kiện cơ bản bảo đảm chất lượng sản phẩm, dẫu là sản xuất ra máy móc như các chú công nhân, hay làm một luống rau ừ vườn trường như chúng em cũng vậy.
Ngoài ra, em còn nghĩ rằng xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày càng tăng, yếu tô tăng năng suất trong lao động là cực kì quan trọng. Không những bảo đảm chất lượng sản phẩm mà còn phải làm ra nhiều sản phẩm. Vì vậy lao động tốt còn thể hiện ờ sự sáng tạo cải tiến kĩ thuật, thay đổi quy trình sản xuất để làm ra nhiều của cải vật chất và với chất lượng cao hơn.
Quá trình lao động ở trường, hoặc ở nhà, tuy chúng em chưa phải là người lao động thực thụ, chưa làm ra được những sản phẩm có giá trị, nhưng qua thực tế lao động, em càng thêm hiểu thế nào là lao động tốt. Lao động tốt là lao động với tinh thần tự giác, lao động có kì luật, cài tiến và sáng tạo để làm ra ngày càng nhiều sản phẩm có chất lượng phục vụ cho cuộc sống.
Lời dạy của Bác đã giúp cho chúng em phương hướng rèn luyện để vào đời. Ngay trong quá trình học tập, nhiều bạn 'đã trở thành "Cháu ngoan Bác Hồ" cũng vì đã thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.