Đăng ký

Đọc hiểu phân tích Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

2,886 từ

 Từ thuở xa xưa, tổ tiên chúng ta đã nhận thức rất đúng về vai trò của đoàn kết và mối quan hệ chặt chẽ giữa cá nhân với cộng đồng. Nhận thức đó đã được đúc kết thành bài học bổ ích gửi gắm trong tục ngữ, ca dao và truyện cổ dân gian. Một trong những truyện mang ý nghĩa giáo dục thấm thía, sâu sắc dưới một hình thức ngụ ngôn dí dỏm, thú vị là truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Hãy theo dõi những bài viết của Cunghocvui.com để tìm hiểu thêm về bài viết. 

Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

* Các điểm cơ bản
  Soạn bài chân, tay, tai, mắt, miệng: Tại đây
-    Cơ thể con người có 5 bộ phận, mỗi bộ phận tuy có một chức năng hoạt động khác nhau nhưng lại có quan hệ gắn bó với nhau để củng tón tại (có sự sóng).
-    Suy ra, trong một tập thể, cá nhàn không thể sống tách rời mà cần biết hợp tác và tôn trọng công sức của nhau.
-    Truyện được kết cấu theo phép nhân quả, lối văn miêu tả rõ ràng. Truyện sinh động và lí thú nhờ phép nhân hoà.

Chân, tay, tai, mắt, miệng là một khối tổng thể, hòa hợp với nhau

Chân, tay, tai, mắt, miệng là một khối tổng thể, hòa hợp với nhau

I.  Xã hội là tập hợp tất cả thành viên cùng loài, trong đó mỗi thành viên đều được phân công trách nhiệm, mỗi thành viên, mỗi công việc, hoạt động đồng bộ để cùng tồn tại và phát triển, nhất là với xã hội loài người. Thế nhưng có những kẻ sống ích kỷ, hẹp hòi, thiếu tinh thần tập thể, hoặc thiếu sự suy nghĩ chính chắn về quan hệ xã hội trong đời sống của mỗi cá nhân nên muốn sống tách biệt. Dân gian truyền tụng truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là để phê phán quan niệm sống ây, và kêu gọi thức tỉnh để cùng xây dựng cuộc sống hoà đồng.
II.  Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng cùng các bộ phận khác tạo nên cơ thể con người. Các bộ phận ấy đã được nhân hoá, và dựa vào phép nhân hóa đó để hư cấu thành truyện. Nguyên nhân là do thiếu suy nghĩ, thiếu cái nhìn toàn diện nên “cô Mắt đến than thở với cậu Chân, cậu Tay", rồi cả nhóm cùng đến nhà “bác Tai", phân tích những điều thua thiệt rồi cùng nhau đến nhà “lão Miệng". Gặp lão Miệng, họ thông báo ngay quyết định đã thống nhất với nhau rằng: “Từ nay chúng tôi. không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi dã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi", dù lão Miệng lịch sự mời cả nhóm vào nhà để bàn bạc.

   Về hình thức, quyết định trên là kết quả của nguyên nhân vừa nêu trên; quyết định sẽ là nguyên nhân xảy ra tình huống kế tiếp. Phép nhân hoá biến năm bộ phận trên cơ thể con người thành năm người, một tập thể có đủ trai gái, già trẻ. Nguyên nhân được khởi đầu bởi cái nhìn nông cạn, phiến diện của “cô Mắt”. Thông thường, cái gì có lợi trước mắt thì người ta nhanh chóng nghe theo. Cậu Chân, cậu Tay còn trẻ người non dạ nghe cô Mắt rủ rê thì không nói gì, đằng này bác Tai ở vào lứa tuổi chín chắn trong suy nghĩ và hành động cũng đi theo bọn trẻ. Thế mới thấy quyền lợi có sức mạnh của riêng nó, và nó dễ dẫn con người đến suy nghĩ nông cạn, phơi bày quan niệm sống ích kỉ, hẹp hòi trong một tập thế có những mối quan hệ tương hỗ để cùng tồn tại.

  Đã quyết định rồi nên “bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa”. Tất nhiên những người ấy không làm, không sản xuất ra của cải, thức ăn thì lão Miệng không có gì để nhai. Chỉ mới ngưng làm việc có ba ngày, “cả bọn thấy mệt mỏi, rã rời”, không còn chạy nhảy, không còn nhìn ngắm, không còn nghe hò nghe hát như xưa nữa. Tuy vậy, cả nhóm lừ đừ, mệt mỏi như thế “cho đến ngày thứ bảy thì không chịu dược nữa, đành họp nhau lại dể bàn”, về khoa học mà xét, con người hoạt động nhờ vào năng lượng. Năng lượng được tạo ra từ máu tuần hoàn từ tim ra khắp cơ thế để nuôi sống các tế bào. Máu lại được chuyển hoá từ thức ăn ở bao tử thành dưỡng chất đưa vào ruột non. Thức ăn do miệng đưa vào. Thức ăn không có thì lăo Miệng lấy gì để nhai, bao tử lấy gì đế tạo dưỡng chất, ruột non lấy gi (lấy tạo máu, tim lấy gì để tạo năng lượng? Ý nghĩa giáo dục sâu xa của truyện nằm ở phần này. Cá nhân và tập thể có quan hệ hữu cơ gắn bó đế cùng tồn tại và phát triển cũng ở phần này.

  Từ các nhân vật Tai, Mắt, Chân, Tay, Miệng người đọc có thế nghĩ về các ngành nghề khác trong sinh hoạt xã hội của con người. Giả sử nông dân ngưng cày cấy thì mọi người lấy thóc gạo ở đâu để ăn? Người thợ đúc, thợ rèn ngưng hoạt động thì nông dân lấy lưỡi cuốc, lười cày,... đâu đế canh tác? Người thợ dệt, thợ may ngưng công việc thì mọi người lấy quần áo ở đâu để mặc?... Cá nhân gắn bó với nhau, nương tựa vào nhau để tạo nên tập thể hoạt động là vậy. Chính vì thế mà bác Tai đã nói trong buổi họp: Chúng ta lầm rồi các cháu ạ. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt cả. Lão Miệng không đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Như vậy cũng là làm việc chứ không phải là ăn không ngồi rồi".

  Đúng vậy, đời sống có những lúc vì chăm chú đến quyền lợi cá nhân một cách quá đáng nên sinh ra tị hiềm, dẫn đến quyết định sai lầm gây hại chung. Bác Tai đã nhận ra điều đó. Qua lời nói của bác, người đọc nhận ra bác đã suy nghĩ rộng hơn, toàn diện hơn. “Nhai” cũng là một công việc chứ không phải “ăn không ngồi rồi”. Thế là cả nhóm  nhà lão Miệng “không buồn nhếch mép". Thế là đã rõ, quyền lợi cá nhân đâu chưa thây đã thấy cái hại đến với bản thân. Cứ nghĩ rằng cả bốn người không làm việc thì lão Miệng phải thôi nhai còn mình thì vẫn khoẻ. Không ngờ khi lào Miệng thôi nhai thì Chân, Tay không nhấc nối, Tai thì điếc, Mắt thì mờ. Chỉ lúc ấy, lúc mà cả nhóm đều cảm thấy đời sống của chính mình bị đe doạ mới nhận ra tầm quan trọng về vai trò của mỗi cá nhân mà xã hội đã phân công. Nó là một mắt xích không thế thiếu trong đời sống cộng đồng.

   Phần cuối của truyện là hành vi thức tỉnh của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai đối với lão Miệng. Họ săn sóc lão, cho lão ăn uống. Cả bọn dần tỉnh lại, rồi thấy trong mình khoẻ khoắn, năng động như trước. "Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả". Truyện kết luận như thế, thật giản dị và dễ hiểu. Nó như là một thông điệp kêu gọi mỗi người hãy sống hết trách nhiệm với phần việc mà xã hội đã phân công cho mình trong tinh thần hợp tác và tôn trọng công sức của nhau đế cùng tồn tại.

Phát biểu cảm nghĩ về truyện chân, tay, tai, mắt, miệng

III.  Với óc tưởng tượng phong phú, với tâm lý tế nhị, dân gian đã nhân hoá năm bộ phận trên cơ thể con người thành năm nhân vật có chức năng, giới tính.và tuồi tác khác nhau thành một câu chuyện dược kể theo cấu trúc nhân quả để giúp mỗi người nhận ra sự tồn tại của mỗi cá nhân giữa một cộng đồng có tổ chức. Ấy là mỗi người cần ý thức rằng mình không thể sống biệt lập mà phải sông với tinh thần hợp tác, làm tốt phần việc của mình và biết tôn trọng công sức của người khác.

 

 

Mong rằng bài viết chân, tay, tai, mắt, miệng của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn đạt điểm cao!