Đăng ký

Cổng trường mở ra - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

1,327 từ Văn mẫu

-Lí Lan sinh năm 1957, quê ở Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quê mẹ ở Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Dương, thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tám năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư.

-Là một phụ nữ đa tài, vừa là nhà giáo, nhà văn và đồng thời là một dịch giả nổi tiếng

-Các tác phẩm chính: Chàng nghệ sĩ (truyện dài, 1978), Cỏ hát (truyện ngắn, 1983), Ngôi nhà trong cỏ (tập truyện, Nhà xuất bản Kim Đồng, 1984), Bí mật giữa tôi và thằn lằn đen (Nhà xuất bản văn nghệ, 2008), …

-Phong cách nghệ thuật: dịu dàng, đằn thắn và dạt dào cảm xúc trên từng trang viết

1. Hoàn cảnh ra đời

-“Cổng trường mở ra” được in trên báo Yêu trẻ, số 166, ngày 1-9-2000

-Văn bản ghi lại chân thực cảm xúc của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con

2. Tóm tắt văn bản

   Trước ngày tựu trường của con người mẹ không ngủ được. Khi đứa con đã ngủ say, người mẹ bồi hồi nhớ lại những hoạt động trong ngày của con và nhớ về cả những kỉ niệm của chính bản thân mình trong ngày khai trường đầu tiên. Người mẹ nghĩ về tương lai của đứa con, rồi liên tưởng tới ngày khai giảng ở Nhật- một ngày hội thực sự của toàn xã hội- nơi mà mọi người thể hiện sự quan tâm tới thế hệ tương lai.

3. Bố cục (2 phần)

-Phần 1 (từ đầu đến “cái thế giới mà mẹ vừa bước vào”): Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường

-Phần 2 (còn lại): Vai trò của Nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ

4. Giá trị nội dung

Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của Nhà trường đối với cuộc sống của mỗi người

5. Giá trị nghệ thuật

-Lựa chọn hình thức tự bạch, như những dòng nhật kí tâm tình, thủ thỉ của mẹ đối với con

-Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc

I. Mở bài

-Giới thiệu về tác giả Lí Lan (tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật,…)

-Giới thiệu về văn bản “Cổng trường mở ra” (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật…)

II. Thân bài

1.Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày con khai trường

-Những tình cảm dịu ngọt mẹ dành cho con:

   +Trìu mến quan sát những việc làm của con (giúp mẹ thu dọn đồ chơi, háo hức ngày mai thức dậy cho kịp giờ,…)

   +Vỗ về cho con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con trong ngày đầu tiên đến trường,..

-Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày con khai trường – không ngủ được:

   +Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học có ý nghĩa

   +Hồi tưởng lại những kỉ niệm không thể nào quên của bản thân trong ngày đầu tiên đi học

   +Hôm nay, mẹ không tập trung được vào việc gì

   +Mẹ lên giường trằn trọc… không ngủ được

   +Mẹ nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi gần tới cổng trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại

⇒Yêu thương con, tình cảm sâu nặng đối với con và luôn luôn lo lắng, suy nghĩ cho con

2.Vai trò của nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ

-Từ câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật, người mẹ bày tỏ suy nghĩ về vai trò của nhà trường đối với việc giáo dục thế hệ trẻ: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước vào cánh cổng trường là thế giới kì diệu sẽ mở ra”

-Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người và niềm tin vào sự nghiệp giáo dục

III.Kết bài

- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

   +Nội dung: Văn bản “Cổng trường mở ra” giúp chúng ta hiểu thêm về tình yêu thương, sự lo lắng của người mẹ đối với mỗi đứa con, đồng thời, qua đó còn cho chúng ta thấy vai trò của nhà trường trong quá trình phát triển của mỗi con người

   +Nghệ thuật: lựa chọn hình thức tự bạch như những lời tâm sự, ngon ngữ giàu sức biểu cảm, giọng văn tâm tình, thủ thỉ, nhẹ nhàng,…

-Liên hệ, mở rộng: kỉ niệm, ấn tượng, cảm xúc của bản thân trong ngày khai trường đầu tiên

Các bài Soạn văn lớp 7 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 7 hơn.

shoppe