Câu hỏi phần Luyện tập - Vận dụng
I. Phần Luyện tập
Câu hỏi 1: Nêu cách tính thời gian trong lịch sử?
Trả lời:
Dựa vào thời gian mọc, lặn, quá trình di chuyển của Mặt trời, Mặt trăng mà người xưa đã tính và làm ra lịch. Cụ thể, họ tính thời gian bắt đầu từ sự phân biệt sáng - tối (ngày - đêm) trên cơ sở quan sát, tính toán quy luật di chuyển của Mặt Trăng, Mặt Trời từ Trái Đất và sáng tạo ra lịch.
-
Âm lịch là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động (thời gian theo chu kỳ) của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Mặt Trăng chuyển động một vòng quanh Trái Đất được tính là một tháng.
-
Dương lịch là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động (thời gian theo chu kỳ) của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời được tính là một năm.
II. Phần Vận dụng
Câu hỏi 1: Tết nguyên đán của Việt Nam tính theo lịch gì? Lấy thêm ví dụ về việc sử dụng âm lịch và dương lịch ở Việt Nam hiện nay?
Trả lời:
Tết Nguyên đán của Việt Nam tính theo lịch âm.
Ví dụ về việc sử dụng lịch âm và lịch dương ở Việt Nam:
-
Lịch âm để sử dụng trong các ngày: tiết khí, lễ hội từ xa xưa, giỗ tổ Hùng Vương - 10/3, Tết Đoan Ngọ - 5/5, Tết Trung Thu - 15/8, ...
-
Lịch dương hầu như sử dụng hằng ngày, trong công việc, các ngày lễ như ngày nhà giáo Việt Nam - 20/11, Lễ Quốc Khánh - 2/9, Quốc tế Phụ Nữ - 8/3, Quốc tế Lao Động - 1/5, ...
Câu hỏi 2: Tính từ năm 40 (khởi nghĩa Hai Bà Trưng) cho đến năm hiện tại là bao nhiêu năm, bao nhiêu thập kỉ, bao nhiêu thế kỉ?
Trả lời:
2021 - 40 = 1981 năm
1981 : 10 = 198,1 => hơn 198 thập kỉ
1981 : 100 = 19,81 => hơn 19 thế kỉ (gần 20 thế kỉ)
Như vậy, tính từ năm 40 (khởi nghĩa Hai Bà Trưng) đến hiện tại năm 2021 là 1981 năm, hơn 198 thập kỉ, gần 20 thế kỉ.