Câu hỏi phần 2. Cách tính thời gian trong lịch sử như thế nào?
Câu hỏi 1: Quan sát hình 2.2 (SGK - trang 11) và cho biết tờ lịch ghi ngày dương lịch là ngày nào, ngày âm lịch là ngày nào?
Trả lời:
Quan sát hình 2.2, có thể thấy:
-
Tờ lịch ghi ngày dương lịch là ngày 25 tháng 1 năm 2020.
-
Tờ lịch ghi ngày âm lịch là ngày 1 tháng 1 năm 2020.
Câu hỏi 2: Dựa vào sơ đồ hình 2.3 (SGK - trang 11), hãy giải thích khái niệm trước Công Nguyên và Công Nguyên.
Trả lời:
Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của dương lịch, gọi là Công lịch. Công lịch lấy năm 1 là năm làm năm đầu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN), sau năm đó là Công nguyên (CN). Sau đây em xin giải thích các khái niệm:
-
Trước Công nguyên là thời điểm trước khi Chúa Giê-su được sinh ra đời.
-
Công nguyên là kỷ nguyên bắt đầu (đơn vị tính bằng năm) tính theo năm chúa Giê-su ra đời.
Câu 3: Quan sát sơ đồ hình 2.4 (SGK - trang 12), hãy cho biết mỗi thập kỉ, thế kỉ và thiên niên kỉ là bao nhiêu năm.
Trả lời:
Quan sát sơ đồ hình 2.4, ta thấy:
-
Một thập kỷ là khoảng thời gian 10 năm.
-
Một thế kỷ là khoảng thời gian 100 năm.
-
Một thiên niên kỷ là khoảng thời gian 1000 năm.