Cảm nhận Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
Cảm nhận Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
Cảnh ngày hè là một tác phẩm mang phong cách tươi mới trong kho tàng văn học hiện đại của nước ta. Dưới đây là dàn ý và mẫu tham khảo bài cảm nhận bài thơ Cảnh ngày hè. Hy vọng chúng giúp ích cho bạn!
I. Dàn ý cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè
1. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi
- Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác.
2. Thân bài:
- Phân tích khái quát về tác phẩm:
Cảnh ngày hè là một bài thơ vừa thể hiện tâm hồn nghệ sĩ, vừa thể hiện tình yêu cuộc sống và tấm lòng thương dân của Nguyễn Trãi. Cảnh ngày hè thuộc chùm thơ Bảo kính cảnh giới (Gương báu răn mình) trong Quốc âm thi tập - một tập thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Trãi.
- Nêu ý nghĩa và cảm nhận của em về Cảnh ngày hè:
Cảnh ngày hè, như tên gọi của nó, trước hết là một bài thơ tức cảnh, một cảnh tượng đầy sức sống: cây cối sinh sôi, sắc màu tưng bừng sôi động, hương thơm toả ngát, âm thanh rộn rã... Người nghệ sĩ đã vẽ bức tranh ấy bằng niềm vui sống, bằng sức sống của một tâm hồn tươi trẻ và trên hết là niềm ao ước không phải cho mình mà cho dân mình có cuộc sống hạnh phúc, ấm no.
3. Kết bài:
- Tổng kết chung.
Xem thêm:
- Bài thơ: Cảnh ngày hè - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác
- Soạn bài: Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi - Siêu ngắn)
II. Cảm nhận của em về bài Cảnh ngày hè
Cảnh ngày hè là bài thơ đặc trưng nhất cho nội dung và nghệ thuật của Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Bài thơ phác họa lên một bức tranh ngày hè với vẻ đẹp độc đáo, đặc sắc. Thể hiện tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước của nhà thơ. Bài thơ bình dị, tự nhiên, câu thơ lục ngôn xen thất ngôn, từ ngữ có sức miêu tả sinh động…
Rất nhiều tác phẩm thể hiện tài năng đa dạng, phong phú của Nguyễn Trãi, trong đó tập thơ chữ Nôm Quốc âm thi tập là tập thơ đáng chú ý. Ông luôn coi trọng đến sự ấm no, hạnh phúc của người dân, tâm niệm của ông được thể hiện trog từng câu chữ. Việc giữ lại số lượng câu chữ của thể thơ này nhưng xen thơ sáu chữ ở câu một và câu tám thể hiện sự sáng tạo, ý thức trân trọng đối với ngôn ngữ và văn hóa dân tộc,chính là tấm lòng với đất nước, quê hương. Nguyễn Trãi suốt đời đau đáu một hoài bão lớn: làm gì để “yên dân”, người dân lầm than khổ cực được yên vui, an lành, no ấm, hạnh phúc trong “nền thái bình muôn thuở”. Đáng tiếc, quan lộ của Nguyễn Trãi không mấy yên ổn, nên ông không có đủ cơ hội đem tất cả chí hướng và tài năng của mình cống hiến cho nước, cho dân. Khi đã không còn được trọng dụng, đã lui về bầu bạn cùng thiên nhiên trong sạch và tràn đầy sức sống, lòng Nguyễn Trãi vẫn không nguôi hướng về cuộc đời sôi động còn bao nỗi cay đắng, bất công, vẫn thiết tha mong muốn lại được mang tài trí của mình ra giúp đời giúp nước.
Chỉ bằng một câu thơ đơn giản, nhà thơ đã bày tở được tâm trạng bế tắc, một tâm tư trĩu nặng với dân với nước của ông.Thế nhưng nhìn ở khía cạnh tinh thần, Nguyễn Trãi không phải là kẻ bi quan, yếm thế. Nghị lực, niềm tin đã được mài dũa từ thời kì nếm mật, nằm gai đã giúp ông vượt lên hoàn cảnh, số phận. "Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ" Một loài hoa đẹp sen hồng, tiêu biểu của mùa hè, tỏa hương…được chú ý trong tâm trạng phẫn uất của tác giả, tất cả tạo nên một bức tranh mùa hè đầy màu sắc, thể hiện khả năng cảm nhận thấu đáo của người nghệ sĩ khi họa bút. Cảnh đẹp đã mở ra trong lòng Nguyễn Trãi một nỗi day dứt, một ước vọng:
"Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương"
Ông coi thiên nhiên, con người là những người bạn, mang lại niềm vui cho ông, nhưng hơn thế ông còn khao khát hành động để giúp đời giúp nước. Niềm khao khát ấy thể hiện ở ước mơ có được cây đàn của vua Thuấn để ca ngợi cảnh thái bình, hay nói đúng hơn, đó là ước mơ: làm sao có được một triều đại thái bình thịnh trị như đời Nghiêu Thuấn để nhân dân muôn nơi được sống trong sung sướng. Ông ao ước tất cả mọi người dân trên đất nước đều có cuộc sống ấm lo hạnh phúc. Đằng này, việc tranh giành quyền lợi, ham quyền cố vị, lục đục… của họ đã khiến điều ấy – sự ấm no, sung túc của người dân – còn rất mờ mịt. Nguyễn Trãi đã sống cách chúng ta qua nhiều thế kỉ nhưng những gì ông để lại thì có ý nghĩa cho đến mãi mãi về sau. Qua bài thơ “ Cảnh ngày hè”, tấm lòng của ông đối với dân với nước được bộc lộ thật chân thành và cao cả, ông đúng là một trong những anh hùng vĩ đại của dân tộc.
Trên đây là toàn bộ kiến thức chúng tôi muốn chia sẻ về cách cảm nhận bài Cảnh ngày hè, cùng học vui chúc các bạn đạt được điểm số cao!