Đăng ký

Cảm nhận bài Ý nghĩa văn chương

2,562 từ

  Hoài Thanh là một nhà phê bình văn học xuất sắc. Năm 2000, ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa - nghệ thuật. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là cuốn Thi nhân Việt Nam, in năm 1942. Bài Ý nghĩa văn chương sau này in lại đã đổi tự đề thành Ý nghĩa và công dụng của văn chương. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu bài Ý nghĩa văn chương

Ý nghĩa văn chương

* Các điểm cơ bản:
-    Bài văn thuộc thể loại nghị luận vãn chương, khác với văn nghị luận chính trị - xã hội.
-    Vãn chương: nghĩa rộng bao gồm cả triết học, chinh trị học, sử học, văn học,... Nghĩa hẹp là tác phẩm văn học, nghệ thuật ngôn từ; nghĩa hẹp nữa là tinh nghệ thuật, vẻ đẹp của câu văn, lời văn. Trong văn bản này, thuật ngữ vãn chương được dùng theo nghĩa hẹp.
• Nội dung của bài văn bàn vế nguồn gốc và chức năng của văn chương.

Soạn bài Ý nghĩa văn chương
I.    Hoài Thanh (1909-1982) tên thật là Nguyễn Đức Nguyên quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, là một nhà phê bình văn học nổi tiêng trước Cách mạng tháng Tám. Viết báo từ năm 1930 trên các tờ Phổ thông, Dãn chúng,... Năm 1942, ông cho in cuốn Thi nhân Việt Nam, một tập tuyển các tác giả trong phong trào “Thơ mới” thời bấy giờ. Trong hợp tuyển ấy, Hoài Thanh có một bài giời thiệu tổng quát. Trong tác phẩm đó tác giả đã có những nhận xét tinh tế có giá trị phát hiện về phong cách của nhà thư, kèm thêm vài bài thơ tiêu biểu. Cho tới nay, Thi nhân Việt Nam vẫn có giá trị trong giđi phê bình văn học, và những người quan tâm đến thơ ca. Bài Ý nghĩa văn chương (trích trong cuốn ỉìình luận văn chương) bàn về nguồn gốc và chức năng của thơ và truyện,... trong đời sống của xã hội con người.

Ý nghĩa văn chương

Ý nghĩa văn chương

II.  "Văn" là chữ nghĩa; "chương" là một phần cuốn sách có nội dung tương đối trọn vẹn. Như vậy, nghĩa của văn chương rất rộng, rất bao quát, gồm cả sách viết về triết lí, chính trị, lịch sử, địa lí, truyện, thơ,... Ở đây, thuật ngữ văn chương được dùng theo nghĩa thường là lời hay ý đẹp của truyện, thơ,...Ý nghĩa là điều hương tới, là mục đích của một sự việc. Ý nghĩa của văn chương ở đây là mục đích của tác phẩm thơ văn.

Trước khi tìm hiểu ý nghĩa, Hoài Thanh đã bàn về nguồn gốc của văn chương bằng đoạn văn tự sự kể lại chuyện một nhà thơ Ấn Độ đã khóc khi  chứng kiến “sự run rẩy của con chim sắp chết" vì bị ai đó bắn trọng thương. Từ câu chuyện dù có thể là hoang đường ấy, Hoài Thanh đã đi đến định nghĩa rộng hơn, khái quát hơn là văn chương tái hiện sự sống muôn hình vạn trạng và có khả năng tạo ra sự sống mới. Từ đó, ông cho rằng “nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, lòng vị tha". Những câu tục ngữ, những bài ca dao; những bài thơ, truyện mà chúng ta được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7 như Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ, Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt, Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến,... chẳng phải bắt nguồn từ tình cảm, từ lòng vị tha của tác giả trước hiện thực của cuộc sống đó sao! Thế thì nguồn gốc của văn chương đúng như lời Hoài Thanh đã viết.

Và từ nguồn gốc ấy của văn chương, Hoài Thanh đã suy ra “công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha" ở người đọc nồng đượm hơn, trong sáng hơn. Chủ đích của Hoài Thanh ở bài văn này là xác định vai trò của văn chương trong cuộc sống. Tác giả bài viết muốn làm rõ câu hỏi Văn chương dùng để làm gì chứ không nhằm trả lời câu hỏi văn chương là gì. Trong đời thường, người sống ngành nghề này ít biết nhiều về đời sống của những người thuộc ngành nghề khác. Người miền xuôi chẳng biết gì nhiều về đời sống của người miền núi. Người Việt Nam ít biết gì về đời sống của người Anh, Pháp, Mĩ, Nga,... Nhờ các tác phẩm văn chương mà họ biết và yêu thương nhiều hơn về những con người và vùng đất mđi. Ngay chuyện kể mở đầu bài văn này cũng đã khởi động tình thương trong em, giúp em biết căm ghét kẻ tàn bạo, quý mến nhà thơ đã có lòng vị tha và hy vọng kẻ bắn chim sẽ thức tỉnh. Hay sau khi đọc truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê, Bức tranh cua em gái tôi (lớp 6) thì em có thái độ chăm sóc và thương yêu hơn anh chị em trong nhà.

Trên là việc “Văn chương luyện tình cảm ta sẵn có" ngoài ra, “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có". Có bao giowf em vượt thác, thấy người vượt thác chưa. Nếu chưa thì em có phục “dượng Hương Thư” sau khi đã đọc truyện Vượt thác. - Em đã gặp và có tình câm gì với người da đỏ chưa. Nếu chưa thì em có thái độ như thế nào sau khi đọc bức thư của thủ lĩnh da đỏ (lớp 6). Nếu em yêu thương và ước mơ được thực hiện, được gặp gỡ những sự việc ây, những con người ấy thì đúng là văn chương đã tạo cho em một tình cảm mới đó vậy. Cuối cùng, “Văn chương còn sáng tạo ra sự sống", “sự sống” là thói quen, tập quán, phong tục, sự phát triển của khoa học,... được đưa vào tác phẩm văn chương qua hoạt động của các nhân vật. Khi đời sống của con người bình đẳng hơn, văn minh hơn, hạnh phúc hơn... nhờ đọc các tác phẩm văn chương thì văn chương đã tạo nên một sự sống mới, mở rộng tầm nhìn,...; đã làm cho mỗi người có đời sống "thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần"', thấy cảnh sắc thiên nhiên đẹp hơn, nghe tiếng chim kêu hay hơn.

Sau khi bàn về nguồn gốc và tác động của văn chương trong đời sống con người, Hoài Thanh mới xác định vị trí của văn chương trong lịch sử của nhân loại. Tác giả đã nêu một giả định để xác định vai trò quan trọng của văn chương rằng: “[...] Nếu trong pho lịch sử loài người xóa các thi nhân, văn nhân và đổng thời trong tâm linh loài người xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!... ”. Đúng như giả định của Hoài Thanh, lúc ấy con người chỉ sống theo bản năng như các loài động vật khác, không chỉ sống trong cảnh nghèo nàn đến tột cùng mà còn cả cảnh tranh giành nhau để giành lấy miếng ăn. Lịch sử nhân loại đã từng phê phán gay gắt việc Tần Thủy Hoàng đốt sách và chôn sống sĩ tử. Phân tích Ý nghĩa văn chương

III.  Đoạn trích dài khoảng một trang sách nhưng vẫn bàn rõ nguồn gốc và công dụng của văn chương trong đời sống của loài người. Điều ấy chứng tỏ Hoài Thanh có tài khái quát một đề tài rộng như Ý nghĩa văn chương thành đoạn văn súc tích, dễ hiểu. Nhờ vậy, người đọc có thể yêu quý văn chương nhiều hơn

 

Mong rằng bài viết Ý nghĩa văn chương lớp 7 của Cunghocvui.com sẽ có nhiều điều bổ ích giúp ích trong chương trình học của các bạn!
 

shoppe