Cảm nghĩ của em về Bài ca Côn Sơn
Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca) là một bài thơ chữ Hán nổi tiếng. Có lẽ Nguyễn Trãi viết bài thơ này trong thời kì ông cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn để giữ cho tâm hồn được thanh cao, trong sạch. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu Bài ca Côn Sơn qua bài phân tích dưới đây
Bài ca Côn Sơn
I. NGUYỄN TRÃI hiệu ức Trai, sinh năm 1380, là con trai của danh sĩ Nguyền ứng Long, tức Nguyễn Phi Khanh; cháu ngoại của quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán - tôn thất nhà Trần. Quê ở Hải Dương, nhập tịch ở làng Nhị Khê. tĩnh Hà Tây. Năm 1400, đỗ Thái học sinh và cùng ra làm quan với cha vơi thời Hồ Quý Ly. Năm 1407, quân Minh sang xâm lược nước ta, Hồ Quý Ly và quan lại, trong đó có Nguyễn Phi Khanh, bị bắt giải về Kim Lăng. Nguyễn Trãi và Nguyễn Phi Hùng cùng tiễn cha tới ải Nam Quan, sau đó thì gạt nước mắt nghe lơi khuyên của cha trở về tìm cách báo thù cho cha, rửa hận cho nước, nhưng lại bị quân Minh giam lỏng ở phía Nam thành Đông Quan (Hà Nội). Soạn bài Bài ca Côn Sơn
Năm 1418, ông cùng Trần Nguyên Hãn trốn thoát vào Lam Sơn đứng dưới ngọn cờ khởi nghĩa của Lê Lợi. Suốt mười năm kháng chiến, ông đã mang tài quân sự, chính trị, ngoại giao giúp kháng chiến thành công. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, phong cho ông tước Quan Phục Hầu, cho mang họ của vua nên cũng gọi là Lê Trãi. Tới khi Lê Thái Tổ mất, ông bị bọn gian thần gièm pha nên từ quan về sống ẩn dật ở Côn Sơn, Chí Linh, Hải Dương (nay thuộc Hải Hưng). Bài ca Côn Sơn được Nguyễn Trãi sáng tác vào thời này, bằng chữ Hán, dài 12 câu, mỗi câu dài từ 10 tới 12 tiếng theo lối văn biến ngẫu. Phan Võ, Lê Thước và Đào Phương Bình dịch ra tiếng Việt bằng 26 câu thơ lục bát. Sách giáo khoa trích giảng 8 câu đầu, tả cảnh nhà thơ hòa mình cùng cảnh đẹp của quê hương.
Bức tranh thiên nhiên trong Bài ca Côn Sơn
II. Nhìn rõ ý nghĩa của cuộc đời là một việc khó, hành động “xuất - ẩn", lựa chọn cách sống trong dơi lại càng khó hơn. Tại sao thế? Bởi con người luôn bị sức mạnh của vòng danh lợi lôi kéo, quyến rũ, ít ai nghĩ đến việc hòa mình vào thiên nhiên để tìm lấy niềm hạnh phúc trước khi rời khỏi cuộc đời. Riêng Nguyễn Trãi thì khác. Đã từng vào sinh ra tử với Lê Lợi để đánh thắng quân Minh tạo nên nghiệp lơn, đã từng chứng kiến bao kẻ xu nịnh Lê Thái Tổ để được chút quan quyền. Thế nên khi nhận biết thời thế đã đổi thay, Nguyễn Trãi đã xin từ quan vui thú điền viên với trăng ngàn gió núi. Đoạn thơ trích có 8 câu, chia thành từng cặp, mỗi cặp miêu tả một cảnh đẹp hữu tình. Mở đầu là:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Tất nhiên bản chất của suối nước là mang lại nguồn tươi mát. Ở đây, nihân xưng đại từ “ta” lại chú ý đến âm thanh. Tiếng nước suối chảy rì rầm được so sánh với “tiếng đàn cầm". Ắt hẳn khi đang là quan trong triều, Nguyễn Trãi đã nhiều lần nghe tiếng đàn cầm trong những buổi yến tiệc. Thế thì khi về với Côn Sơn, “ta” vẫn không thiếu tiếng đàn ấy, và xem ra tiếng nhạc tấu thanh thoát hơn tiếng đàn gò bó ở trong triều. Cặp câu thơ kế lại thêm một cảnh khác:
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Hãy tưởng tượng bên bờ suối trong có những tảng đá phủ đầy rêu. “Rêu" được so sánh với “chiếu êm". Và nhân vật “ta" đang ngồi trên đó. Một mình “ta” với cảnh. Ngồi trên “đá rêu", “ta” nghe tiếng suối rì rầm. Rời khỏi đá, lẳng lặng bước đi...
Trong ghềnh thông mọc như nêm
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Men theo bờ suối, leo qua những hang đá cheo leo, “ta” đến doi đất đá thông mọc dày râm cheo leo. Ắt hẳn “ta” đã thấm mệt. Chọn một góc thông đầy bóng mát, “ta nằm" đấy, thả hồn với tiếng thông reo...Rồi “ta” lại lẳng lặng đi, vì
Trong rừng có trúc bóng râm
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
“Thông, trúc" đều là những thân cây mọc thẳng, là hai loại cây tượng trưng cho người quân tử lại mọc đầy ỏ chốn này. Đất là “nơi bóng mát" để tác giả nghỉ ngơi, là nơi để tác giả tìm về, giữ thanh khí của người quân tử “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất"...
Tám câu thơ lục bát hợp vần ở chữ thứ 6 của mỗi cặp câu (rầm/cầm - phơi/ngồi..), ở chữ cuối của câu bát (8) của cặp câu trên hợp với chữ cuối của câu lục (6) của cặp thơ kế tiếp (tai /phơi - êm /nêm...), kết hợp với thanh bằng là chủ đạo khiến lời thơ như lời ca dao. Đó là lời ca của cơn người chán vòng danh lợi, của con người hòa nhập với khung cảnh thiên nhiên lặng lẽ, yên bình ở Côn Sơn, quê ngoạỉ của nhà thơ thuộc huyện Chí Linh, Hải Hưng ngày nay. Nơi đó có chùa Từ Thúc mà Nguyễn Trãi đã từng về. Sau chùa là núi đầy trúc, từ núi chảy xuống một dòng khe trong vắt. Nơi đây có động Thanh Hư, có bóng dáng của ông ngoại Trần Nguyên Đán vui với tuổi già. Nơi đây có tiếng suối chảy như cung đàn cầm, có chiêu rêu phơi êm mát, có bóng thông, bóng trúc... Cảnh hữu tình, thanh thoát để... “ngâm thơ nhàn". Đây là lơi thơ của người chủ động về sự chọn lựa của mình như nhân xưng đại từ “ta” được lặp lại trong mỗi cặp câu để nhấn mạnh. Cảm nhận khi đọc Bài ca Côn Sơn
III. Nhưng rồi “ta ngâm thơ nhàn" cũng không được để yên. Năm 1434, Lê Thái Tông lại triệu ông về triều lo việc chính trị - văn hóa. Vua Lê Thái Tông đi vi hành ở Hải Dương, ngự ở Vươn vải (Lệ Chi Viên) thì đột ngột qua đời. Gian thần buộc tội ông thông đồng vơi Nguyễn Thị Lộ, hầu thiếp của ông, giết vua. Năm 1442, ông bị kêu án tru di tam tộc, thọ 62 tuổi. Mãi tới năm 1464, vua Lê Thánh Tông hiểu rõ nổi oan của một vị khai quốc công thần nên đã xuống chiếu giải oan, truy phong là Tế Văn Hầu. Con cháu còn sót lại của Nguyễn Trãi như Nguyễn Anh Võ, Tô Giám, Tô Kiên đều được trọng dụng.
Năm 1980, kỉ niệm 600 năm ngày sinh, Nguyễn Trãi được UNESCO phong tặng là Danh Nhân Văn Hóa thế giới.
Mong rằng bài viết dưới đây của Cunghocvui.com sẽ hiểu thêm về Bài xa Côn Sơn!