Các thành phần biệt lập( tiếp)
Câu 1. Tìm thành phần gọi - đáp trong đoạn trích sau đây và cho biết từ nào được dùng để gọi, từ nào được dùng để đáp. Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ gì (trên - dưới hay ngang hàng, thân hay sơ)?
Các thành phần gọi đáp: này (để gọi) vâng (để đáp). Quan hệ giữaỊ người gọi và người đáp là quan hệ trên - dưới và là quan hệ thân mật
Câu 2. Tìm thành phần gọi - đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi - đáp đó hướng đến ai.
Thành phần gọi - đáp là Bầu ơi. Đây là lời gọi hướng tới mọi người nói chung (bầu, bí, giàn là dụ chỉ những người trong một nước tuy khác nhau nhimg có quan hệ gắn bó khăng khít).
Câu 3. Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì.
Các thành phần phụ chú là:
a) Kể cả anh
b) Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là nhăng người mẹ
c) Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới
d) Có ai ngờ, thương thương quá đi thôi.
Câu 4. Hãy cho biết thành phần phụ chú ở mỗi câu trong bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ nào trước đó.
a) Kể cả anh (bổ sung cho chúng tôi, mọi người).
b) Các thày, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ (giải thích thêm cho những người nắm giữ chia khóa cứa cánh cừa này bao gồm những ai và ai có vai trò quan trọng nhất).
c) Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới (giải thích cho lớp trẻ hôm nay là ai trong tương lai).
d) Có ai ngờ (cho thấy thái độ, ngạc nhiên của người nói - nhân vật “tôi”) và thương thương quá đì thôi (cho thấy tình cảm mến thương của người nói - nhân vật "tôi”.
Câu 5. Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú.
Học sinh tự viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về việc thanh niên chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, trong dó có câu chứa thành phần phụ chú.