Các giới sinh vật lớp 10
Các giới sinh vật lớp 10
Trong bài viết này Cunghocvui sẽ giới tới các bạn một nội dung học rất quan trọng và bổ ích về bảng đặc điểm các giới sinh vật!
I. Định nghĩa
Giới sinh vật là hệ thống tổ chức các sinh vật học và quá trình phát triển của chúng theo thời gian. Hệ thống giới sinh vật vô cùng đa dạng và luôn phát triển theo chiều hướng tiến hóa để phù hợp với từng môi trường sống khác nhau.
Sơ đồ tư duy các giới sinh vật:
II. Phân loại các giới sinh vật
1. Giới nguyên sinh
1.1. Đặc điểm
- Màng sinh chất có một phần gấp nếp được gọi là mesosome, là điểm đính của ADN vùng nhân khi xảy ra phân bào, mesosome có màng enzyme hô hấp nên có chức năng hô hấp hiếu khí.
- Vỏ nhầy capsule là rào cản phụ giúp bảo vệ tế bào, chọn lọc các chất ra vào tế bào. Trừ một số rất ít loài (như vi khuẩn Borrelia burgdorferi gây bệnh Lyme), thì nhiễm sắc thể của sinh vật nhân sơ thường là một phân tử ADN vòng nằm ở vùng nhân, gọi là ADN - nhiễm sắc thể hay tên đầy đủ là nhiễm sắc thể nhân sơ.
- Mặc dù không phải có màng nhân hoàn chỉnh, nhưng ADN được cô đặc tạo thành thể nhân.
- Kích thước nhỏ, từ 1 đến 5 µm, khoảng 1/10 tế bào nhân thực.
- Tỉ lệ S/V lớn → 100% diện tích tế bào tiếp xúc môi trường → trao đổi chất nhanh → sinh sản, sinh trưởng nhanh → phân bố rộng trong các loại môi trường.
1.2. Phân loại
Theo tiến hóa, vi khuẩn là những sinh vật thuộc giới Khởi sinh được chia thành hai loại:
-
Vi khuẩn
-
Vi khuẩn cổ
Theo phản ứng của thành tế bào peptidoglycan đối với các loại thuốc nhuộm thì có hai loại vi khuẩn: Thành tế bào được nhuộm thuốc nhuộm kiềm tính:
-
Có phản ứng → Vi khuẩn Gram dương
-
Không phản ứng → nhuộm thuốc đỏ Fuchsin → vi khuẩn Gram âm.
2. Giới nấm
- Nấm tồn tại ổ nhiều dạng hình thái khác nhau và là một giới có tốc độ phát triển rất nhanh chỉ sau các giới nguyên sinh, nấm hoạt động tốt trong mọi môi trường sống như nước hay kể cả sa mạc. Đặc biệt nấm tập trung ở các môi trường có nồng độ dung dịch muối cao có tác dụng thúc đẩy hoạt động của giới nấm và môi trường phóng xạ sẽ kích thích tăng trưởng mạnh mẽ.
- Các loại nấm phổ biến thường gặp bao gồm: nấm rễ (gồm nấm rễ trong và nấm rễ ngoài), tức nấm ký sinh đơn bào hoạt động ký sinh chủ yếu tại các thực vật thân gỗ và loại cuối cùng là nấm cộng sinh kết hợp với các thực vật ngang bậc.
- Tuy vậy, nhiều loại nấm lại ký sinh trên con người, thực vật, động vật và nấm khác.
3. Giới thực vật
- Thực vật học là ngành nghiên cứu về thế giới thực vật. Từ các thực vật đơn bào như tảo, địa y...cho đến các thực vật tồn tại ở dạng đa bào như thực vật thân gỗ, hạt trần hay hạt kín.
- Theo nguyên lý chung, thực vật đang có xu hướng phát triển theo hướng thích nghi với các điều kiện về khí hậu cũng như môi trường.
4. Giới động vật
- Động vật học là ngành khoa học nghiên cứu toàn diện thế giới động vật. Động vật học gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người, nhằm bảo vệ và khôi phục vốn di truyền động vật, sử dụng động vật có lợi và hạn chế động vật gây hại.
- Quy ước này không chỉ áp dụng cho giới Động vật mà còn áp dụng cho cả bốn giới khác (giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm và giới Thực vật).
Việc phát hiện ra vi khuẩn có cấu trúc tế bào khác biệt cơ bản với các sinh vật khác - tế bào vi khuẩn có 1 hay 2 lớp màng nằm tại hay gần với bề mặt của nó, trong khi các sinh vật khác có cấu trúc phức tạp hơn với nhân và các cơ quan tử khác được phân chia bằng các màng nội tế bào — đã dẫn tới việc nhà vi sinh vật học Edouard Chatton đề xuất việc phân chia sự sống thành các sinh vật có nhân vào Eukaryota và các sinh vật không nhân vào Prokaryota.
Đề xuất của Chatton đã không được chọn ngay, hệ thống điển hình hơn là của Herbert Copeland, trong đó ông xếp các sinh vật nhân sơ (Prokaryota) vào một giới riêng, ban đầu gọi là Mychota nhưng sau đó được gọi là Monera hay Bacteria. Hệ thống bốn giới của Copeland đặt tắt cả các sinh vật nhân chuẩn mà không là động vật hay thực vật vào giới Protista.
Dần dần, một điều trở nên rõ ràng là các khác biệt giữ sinh vật nhân chuẩn/sinh vật nhân sơ có tầm quan trọng như thế nào, và Stanier cùng C.B. van Niel đã truyền bá đề xuất của Chatton trong thập niên 1960.[6]
Mô hình trình diễn hệ thống ba giới của Ernst Haeckel (Plantae, Protista, Animalia) trong cuốn Generelle Morphologie der Organismen của ông năm 1866.
5. Năm giới
Robert Whittaker đã công nhận một giới bổ sung cho nấm là Fungi. Kết quả là Hệ thống năm giới, được đề xuất năm 1968, đã trở thành tiêu chuẩn phổ biến và với một số cải tiến vẫn còn được sử dụng trong rất nhiều tác phẩm về sinh học, hoặc tạo thành nền tảng cho các hệ thống nhiều giới mới hơn. Nó dựa chủ yếu vào các khác biệt trong cách thức lấy các chất dinh dưỡng:
-
Plantae chủ yếu là sinh vật đa bào tự dưỡng.
-
Animalia là sinh vật đa bào dị dưỡng
-
Fungi là sinh vật đa bào hoại sinh.
-
Hai giới còn lại, Protista và Monera, bao gồm các quần thể đơn bào và tế bào đơn giản.
6. Sáu giới
Trong những năm khoảng 1980 nổi lên tầm quan trọng của phát sinh loài học và việc định nghĩa lại các giới như là các nhóm đơn ngành, là các nhóm hợp thành từ các sinh vật có mối quan hệ tương đối gần gũi nhau. Animalia, Plantae, Fungi nói chung đã được quy về các nhóm cốt lõi của các dạng có quan hệ gần gũi, còn các dạng khác được đặt trong Protista. Dựa trên các nghiên cứu rARN, Carl Woese đã phân chia Prokaryota (giới Monera) thành hai giới, gọi là Eubacteria (vi khuẩn thật sự) và Archaebacteria (vi khuẩn cổ). Carl Woese đã cố gắng thiết lập hệ thống Ba Giới Chính (Urkingdom) trong đó Thực vật, Động vật, Sinh vật nguyên sinh, Nấm được gộp lại trong một giới chính của tất cả các dạng sinh vật nhân chuẩn. Eubacteria và Archaebacteria tạoh thành hai urkingdom khác. Việc sử dụng ban đầu của các "hệ thống sáu giới" là sự hòa trộn hệ thống năm giới kinh điển và hệ thống ba giới của Woese. Những hệ thống sáu giới như vậy đã trở thành tiêu chuẩn trong nhiều tác phẩm.
Một loạt các giới sinh vật nhân chuẩn mới cũng được đề xuất, nhưng phần lớn hoặc là nhanh chóng bị coi là không hợp lệ, bị hạ xuống cấp ngành hay lớp, hoặc bị hủy bỏ. Giới duy nhất vẫn còn được sử dụng khá rộng rãi là giới Chromista do Cavalier-Smith đề xuất, bao gồm các sinh vật như tảo bẹ (Laminariales), tảo cát (Bacillariophyceae), thủy khuẩn (Oomycetes). Vì thế sinh vật nhân chuẩn được phân chia thành 3 nhóm chủ yếu là dị dưỡng (Animalia, Fungi, Protozoa) và 2 nhóm chủ yếu là quang hợp, (Plantae, bao gồm cả tảo đỏ, tảo lục và Chromista. Tuy nhiên, nó không được sử dụng rộng rãi do sự không chắc chắn về tính đơn ngành của hai giới cuối cùng này.
Hy vọng rằng với những kiến thức mới về bài trình bày đặc điểm các giới sinh vật lớp 10 trên đây, các bạn hoàn toàn có thể nắm chắc một cách dễ dàng và có những giờ học thư giãn!