Đăng ký

Các câu hỏi trong bài

Hoạt động 1 trang 32 Toán lớp 6 Tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo:

Đề bài: 

a) Thực hiện các phép tính sau:

12,3 + 5,67 = ?

12,3 − 5,67 = ?

b) Áp dụng quy tắc tương tự như đối với phép cộng và trừ số nguyên, hãy thực hiện các phép tính sau:

(−12,3) + (−5,67) = ?

5,67 − 12,3 = ?

Giải:

a)

a) Thực hiện các phép tính sau: 12,3 + 5,67 = ?; 12,3 − 5,67 = ?

a) Thực hiện các phép tính sau: 12,3 + 5,67 = ?; 12,3 − 5,67 = ?

b)

(−12,3) + (−5,67) = −(12,3 + 5,67) = −17,97.

5,67 − 12,3 = −(12,3 − 5,67) = −6,63.

Thực hành 1 trang 33 Toán lớp 6 Tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo:

Đề bài:  Thực hiện các phép tính:

a) 3,7 – 4,32;

b) –5,5 + 90,67;

c) 0,8 – 3,1651;

d) 0,77 – 5,3333;

e) –5,5 + 9,007;

g) 0,008 – 3,9999.

Giải:

a) 3,7 – 4,32 = – (4,32 – 3,7) = – 0,62.

b) –5,5 + 90,67 = 90,67 – 5,5 = 85,17.

c) 0,8 – 3,1651 = –(3,1651 – 0,8) = –2,3651.

d) 0,77 – 5,3333 = –(5,3333 – 0,77) = –4,5633.

e) –5,5 + 9,007 = 9,007 – 5,5 = 3,507.

g) 0,008 – 3,9999 = –( 3,9999 – 0,008) = –3,9919.

Vận dụng 1 trang 33 Toán lớp 6 Tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo:

Đề bài:  Cho biết một quả chuối nặng 100 g có chứa:

- Chất béo: 0,3 g;

- Kali: 0,42 g.

Cho biết một quả chuối nặng 100 g có chứa: - Chất béo: 0,3 g

Em hãy cho biết trong quả chuối đó, khối lượng kali nhiều hơn khối lượng chất béo là bao nhiêu?

Giải:

Khối lượng kali nhiều hơn khối lượng chất béo là: 

0,42 − 0,3 = 0,12 (g).

Vậy trong quả chuối nặng 100 g, khối lượng kali nhiều hơn khối lượng chất béo là 0,12 g.

Hoạt động 2 trang 33 Toán lớp 6 Tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo:

Đề bài: a) Thực hiện các phép tính sau:

1,2 . 2,5;

125 : 0,25.

b) Thực hiện lại các phép tính ở câu a bằng cách đưa về phép tính với phân số thập phân.

Giải:

a) a) Thực hiện các phép tính sau: 1,2 . 2,5; 125 : 0,25. b)

a) Thực hiện các phép tính sau: 1,2 . 2,5; 125 : 0,25. b)

b)a) Thực hiện các phép tính sau: 1,2 . 2,5; 125 : 0,25. b)

a) Thực hiện các phép tính sau: 1,2 . 2,5; 125 : 0,25. b)

Thực hành 2 trang 34 Toán lớp 6 Tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo:

Đề bài: Thực hiện các phép tính sau:

a) 20,24 . 0,125;

b) 6,24 : 0,125;

c) 2,40 . 0,875;

d) 12,75 : 2,125.

Giải:

  1. 20,24 . 0,125 = 2,53.

  2. 6,24 : 0,125 = 6240 : 125 = 49,92.

  3. 2,40. 0,875 = 2,1. 

  4. 12,75 : 2,125 = 12 750 : 2 125 = 6.

Vận dụng 2 trang 34 Toán lớp 6 Tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo:

Đề bài:   Cho biết một quả chuối nặng 100 g có chứa:

- Đường: 12,1 g;

- Protein: 1,1 g.

Em hãy cho biết trong quả chuối đó, khối lượng đường nhiều gấp mấy lần khối lượng protein?

Giải:

Khối lượng đường nhiều gấp số lần khối lượng protein là:

12,1 : 1,1 = 11 (lần).

Vậy trong quả chuối nặng 100 g, khối lượng đường gấp 11 lần khối lượng protein.

Hoạt động 3 trang 34 Toán lớp 6 Tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo:

Đề bài:

 a) Cho hai số thập phân x = 14,3 và y = 2,5.

Hãy tính x . y và x : y.

b) Hãy dùng quy tắc dấu của tích và thương hai số nguyên để tìm kết quả của các phép tính sau:

(−14,3) . (−2,5) = ?

(−14,3) : (−2,5) = ?

(−14,3) . (2,5) = ?

(−14,3) : (2,5) = ?

(14,3) . (−2,5) = ?

(14,3) : (−2,5) = ?

Giải:

a)

 x . y = 14,3. 2,5 = 35,75.

x : y = 14,3 : 2,5 = 143 : 25 = 5,72.

b)

(−14,3) . (−2,5) = 35,75;    (−14,3) : (−2,5) = 5,72; 

(−14,3) . (2,5) = −35,75;    (−14,3) : (2,5) = −5,72;

(14,3) . (−2,5) = −35,75;    (14,3) : (−2,5) = −5,72.

Thực hành 3 trang 35 Toán lớp 6 Tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo:

Đề bài:

Thực hiện các phép tính sau:

a) (−45,5) . 0,4;

b) (−32,2) . (−0,5);

c) (−9,66) : 3,22;

d) (−88,24) : (−0,2).

Giải:

  1. (−45,5) . 0,4 = −18,2.

  2. (−32,2) . (−0,5) = 16,1.

  3. (−9,66) : 3,22 = −3.

  4. (−88,24) : (−0,2) = 441,2.

Hoạt động 4 trang 35 Toán lớp 6 Tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo:

Đề bài: So sánh kết quả của các phép tính:

a) 2,1 + 3,2 và 3,2 + 2,1;

b) (2,1 + 3,2) + 4,5 và 21 + (3,2 + 4,5);

c) (−1,2) . (−0,5) và (−0,5) . (−1,2);

d) (2,4 . 0,2) . (−0,5) và 2,4 . [0,2 . (−0,5)];

e) 0,2 . (1,5 + 8,5) và 0,2 . 1,5 + 0,2 . 8,5.

Giải:

a) Ta có: 2,1 + 3,2 = 5,3 và 3,2 + 2,1 = 5,3

Do đó: 2,1 + 3,2 = 3,2 + 2,1 = 5,3.

Vậy 2,1 + 3,2 = 3,2 + 2,1.

b) Ta có: (2,1 + 3,2) + 4,5 = 5,3 + 4,5 = 9,8;

 2,1 + ( 3,2 + 4,5) = 2,1 + 7,7 = 9,8.

Do đó (2,1 + 3,2) + 4,5  = 2,1 + ( 3,2 + 4,5) = 9,8.

Vậy (2,1 + 3,2) + 4,5  = 2,1 + ( 3,2 + 4,5).

c) Ta có: (−1,2) . (−0,5) = 1,2 . 0,5 = 0,6;

 (−0,5) . (−1,2) = 0,5) . 1,2 = 0,6.

Do đó (−1,2) . (−0,5) = (−0,5) . (−1,2) = 0,6.  

Vậy (−1,2) . (−0,5) = (−0,5) . (−1,2).

d) Ta có: (2,4 . 0,2) . (−0,5) = 0,48 . (−0,5) = −(0,48 . 0,5) = −0,24;

 2,4 . [0,2 . (−0,5)] = 2,4 . [−(0,2 . 0,5)] = 2,4 . (−0,1) = −0,24.

Do đó (2,4 . 0,2) . (−0,5) = 2,4 . [0,2 . (−0,5)] = −0,24.

Vậy (2,4 . 0,2) . (−0,5) = 2,4 . [0,2 . (−0,5)].

e) Ta có: 0,2 . (1,5 + 8,5) =  0,2 . 10 = 2;

0,2 . 1,5 + 0,2 . 8,5 = 0,3 + 1,7 = 2.

Do đó 0,2 . (1,5 + 8,5) = 0,2 . 1,5 + 0,2 . 8,5 = 0,3 + 1,7 = 2.

Vậy 0,2 . (1,5 + 8,5) = 0,2 . 1,5 + 0,2 . 8,5.

Thực hành 4 trang 36 Toán lớp 6 Tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo:

Đề bài:  Tính bằng cách hợp lí:

a) 4,38 − 1,9 + 0,62;

b) [(−100). (−1,6)] : (−2);

c) (2,4 . 5,55) : 1,11;

d) 100 . (2,01 + 3,99).

Giải:

a) 4,38 − 1,9 + 0,62

= 4,38 + 0,62 − 1,9 (Tính chất giao hoán)

=  5 − 1,9 

= 3,1.

b) [(−100). (−1,6)] : (−2)

=  100 . 1,6 : (−2)

= 160 : (−2) 

= −(160 : 2)

= −80.

c) (2,4 . 5,55) : 1,11                 

= 2,4. (5,55 : 1,11) (Tính chất chia một tích cho một số)           

= 2,4 . 5 

= 12.                       

d) 100. (2,01 + 3,99)

= 100. 6

= 600.

Vận dụng 3 trang 36 Toán lớp 6 Tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo:

Đề bài: Tính diện tích S của một hình tròn có bán kính R = 10 cm theo công thức S = πR2 với π = 3,142.

Giải:

Diện tích của hình tròn là: 

S = πR2 = 3,141 . 102 = 3,141 . 100 = 314,2 (cm2).

Vậy diện tích của hình tròn có bán kính R = 10 cm là 314,2 cm2.

Thực hành 5 trang 36Toán lớp 6 Tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo:

Đề bài:  Tính bằng cách hợp lí:

a) 14,7 + (−8, 4) + (−4,7);

b) (−4,2) . 5,1 + 5,1 . (−5,8);

c) (−0,4 : 0,04 + 10) . (1,2 . 20 + 12 . 8).

Giải:

a) 14,7 + (−8, 4) + (−4,7) 

= 14,7 + (− 4,7) + (−8,4) (Tính chất giao hoán)

= 14,7 − 4,7 + (−8,4)

= 10 − 8,4 

= 1,6.

b) (−4,2) . 5,1 + 5,1 . (−5,8) 

= 5,1 . [(−4,2) + (−5,8)] (Tính chất phân phối giữa phép nhân đối với phép cộng)

= 5,1 . (−10) 

= −(5,1 . 10)

= −51.

c) Nhận thấy: Trong tích (−0,4 : 0,04 + 10) . (1,2 . 20 + 12 . 8) có thừa số (−0,4 : 0,04 + 10) = (−10 + 10) = 0.

Mà bất kỳ số nào nhân với 0 cũng bằng 0 nên ta không cần phải thực hiện phép tính thừa số còn lại.

Ta có:(−0,4 : 0,04 + 10) . (1,2 . 20 + 12 . 8)

= (−10 + 10) . (1,2 . 20 + 12 . 8)  

= 0 . (1,2 . 20 + 12 . 8) = 0.

Có thể bạn quan tâm