Đăng ký

Ca Huế trên sông Hương - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

1,188 từ Văn mẫu

1. Xuất xứ

“Ca Huế trên sông Hương” của tác giả Hà Minh Ánh, được đăng trên báo “Người Hà Nội”

2. Bố cục (2 phần)

-Phần 1 (từ đầu đến “lí hoài nam”): Giới thiệu về Huế - cái nôi của những làn điệu dân ca

-Phần 2 (còn lại): Những đặc sắc của ca Huế và sơ lược về cách biểu diễn, thưởng thức ca Huế trên sông Hương.

3. Giá trị nội dung

Cố đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển

4. Giá trị nghệ thuật

-Thủ pháp liệt kê kết hợp với giải thích, bình luận

-Miêu tả đặc sắc, gợi hình, gợi cảm, chân thực

I. Mở bài

-Trình bày khái quát những hiểu biết của bản thân về Huế (từng là kinh đô của nhà Nguyễn, có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng,…)

-Giới thiệu văn bản “Ca Huế trên sông Hương” (xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1.Giới thiệu về Huế - cái nôi của những làn điệu dân ca

-Các làn điệu dân ca, điệu lí ở Huế:

   +Các điệu hò – hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm: gửi gắm một ý tình trọn vẹn

   +Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh hồn buồn bã

   +Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nang vung: náo nức nồng hậu tình người

   +Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện: gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh

   +Các điệu lí: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam..

⇒Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế

-Các dụng cụ âm nhạc: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh

⇒Huế là mảnh đất, là cái nôi sinh ra những làn điệu dân ca. Các làn điệu phong phú và đa dạng, sâu sắc, chan chứa tình cảm

2.Những đặc sắc của ca Huế trên sông Hương

-Cách thức biểu diễn:

   +Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng

   +Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, nhón rãi

   +Dàn nhạc cất lên tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người

⇒Thanh lịch, tinh tế, mang nét dân tộc

-Cách thưởng thức:

   +Thời gian: đêm, màn sương dày đặc, thành phố lên đè như sao sa

   +Không gian: con thuyền bồng bềnh trôi trên dòng sông trăng gợn sóng

⇒Quang cảnh sông nước đẹp, huyền ảo, thơ mộng

   +Cách thưởng thức độc đáo, đặc biệt: trực tiếp nghe và xem các nhạc công biểu diễn

-Nguồn gốc của ca Huế: kết hợp giữa dòng nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng, uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng

-Thể điệu của ca Huế: có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán…Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi nên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch

⇒Ca Huế vừa trang trọng, vừa sôi nổi uy nghi. Nghe ca Huế là một thú vui tao nhã

III. Kết bài

-Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

   +Nội dung: Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển

   +Nghệ thuật: liệt kê kết hợp với giải thích, bình luận, nghệ thuật miêu tả đặc sắc, gợi hình, gợi cảm…

-Cảm nhận của bản thân về xứ Huế

Các bài Soạn văn lớp 7 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 7 hơn.

shoppe