Đăng ký

Tìm hiểu Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

2,661 từ

Trong văn học trung đại bên cạnh đề tài thể hiện tình yêu đất nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc thì còn có những bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh vật. Tình cảm đó được thể hiện rõ nét trong bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra của Trần Nhân Tông. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu về tác phẩm qua bài phân tích dưới đây.

Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

 *  Các điểm cơ bản:
  -  Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (mỗi câu bảy tiếng, mỗi bài bốn câu). Mỗi câu đểu có tên gọi và nhiệm vụ riêng, gồm:
  -  Khai (câu 1): Giới thiệu tổng quát để bài.
  -  Thừa (câu 2): Giải thích rõ đề bài ở câu Khai.
  -  Chuyển (câu 3): Làm nhịp cầu nốl tiếp câu Thừa và câu Hợp.
  -  Hợp (câu 4): Kết luận, làm nổi bật chủ để bài thơ.
 -   Cả nguyên tác lẫn bản dịch đềụ được làm bằng vẩn liền (chữ cuối câu 1 và 2), và vần chéo (chữ cuối 2 và 4).
 -   Tâm hồn thư thái của vị vua hiền tài trước cảnh đất nước thanh bình.

Soạn bài buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

I.  Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm (1258 - 1308), (Còn gọi là Trần Sâm), con trưởng của vua Trần Thánh Tông, sinh ngày 7-12-1258, thuở nhỏ đã là người tài giỏi và đức độ. Năm 1278, Thánh Tông nhường ngôi cho Thái Tử Khâm. Lúc này, nước nhà gặp nhiều chuyện, nhưng nhờ Thánh Tông là Thái thượng hoàng, Nhân Tông hiền từ, thông minh, lại có nhiều tướng lãnh tài ba dưới trướng như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải... nên đã làm được những chiến công lẫy lừng.

   Khi quân Nguyên - Mông sang xâm lược đất nước ta (1284-1287), Nhân Tông đã cho tổ chức Hội nghị Diên Hồng và hội nghị Bình Than để lấy sức mạnh đại đoàn kết. Nhờ vậy mà toàn dân đã đánh thắng được quân Nguyên. Tới năm 1290, nhà vua lại thần chinh đi dẹp giặc Lào. Dù phải đối phó với nhiều cuộc chiến tranh lớn nhưng văn học thời kì này cũng phát triển không kém. Ngoài những áng văn bất hủ hằng chữ Hán của Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư..., thơ Nôm cũng được hình thành và phát triển của Nguyễn Thuyên, quan Hình bộ Thượng Thư trong triều. Qua năm Quý Tỵ 1293, Nhân Tông nhường ngôi cho con là Trần Thuyên (tức vua Anh Tông), lên làm Thái Thượng Hoàng. Tơi năm 1299, lên núi Yên Tử tu, pháp hiệu là Hương Vân Đại Đầu Dà, lập ra phái Thiền Tông Yên Tử, cũng gọi là phái Trúc Lâm Yên Tử.
Ngày 3-10 năm Mậu Thân (16-11-1308), Ngài viên tịch.

Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

II.  Phiên âm bài thơ

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên

Bán vô hán hữu tịch dương biên

Mục đồng địch lí ngưu quỵ tận

Bạch lộ song song phi hự điền.

Và bản dịch tiếng Việt của Ngô Tất Tố:

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng

Bóng chiều man mác có đường không

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

Thiên Trường gọi là phủ Thiên Trường, quê hương của họ Trần, nay thuộc nội thành Nam Định. Năm Nhâm Dần, 1242, vua Thái Tông chia nước ra làm 12 lộ, mỗi lộ dưới quyền cai trị của quan An Phủ Sứ. Thập nhị tiên châu, mười hai châu cảnh đẹp như tiên. Nhà Trần đã cho lập ở phủ ấy mội hành cung, nơi vua nghỉ trong khi đi xem, kiểm tra việc nước. Trần Nhân Tông đã làm bài thơ tứ tuyệt này khi về thăm quê cũ.

   Câu Khai mở đầu bài thơ giới thiệu cảnh chiều trước mắt khi vua Trần Nhân Tông đứng ở phủ Thiên Trường trông ra. Khung cảnh khoáng đạt, yên ả. Toàn cảnh bao phử bởi lớp sương chiều lãng đãng tựa khói bay. Qua câu Thừa, trí tưởng tượng của người đọc cần khơi mở để nhận rõ hơn hình ảnh của câu Khai. “Trước xóm sau thân” chìm trong "'lóng chiều man mác". Bức tranh chiều ỏ xóm thôn nếu chỉ như thế là bức tranh tĩnh và chỉ là màu bạc của sương. Nhưng khi có thêm cụm từ "có dường không" thì bức tranh lại khác, lại sinh động bởi sương khói lúc dày lúc mỏng, lúc đọng lúc tan, bóng dáng của những ngôi nhà, vườn cây, của lũy tre làng lúc ẩn lúc hiện... Cảnh chiều đẹp, và thật là thanh thản trước mắt của một vị vua hiền tài chịu ảnh hưởng của đạo Phật.

   Cảnh chiều chung quanh phủ Thiên Trường được vẽ tiếp ở câu Chuyện :Mục đồng sáo vằng trâu về hết. Tịch dương tĩnh lặng bây giờ mới xuất hiện tiếng động và bóng dáng của con người. Nói đúng ra thì đó là sự xuất hiện của con người và âm thanh từ con người phát ra. Đó là trẻ chăn trâu và tiếng sáo chúng thổi. Người làm đồng chắc về đã lâu. Mấy trẻ chăn trâu nán lại cho trâu ăn no cỏ, ghé bến sông cho trâu tắm rồi đủng đỉnh đi về. Cảnh lại được vẽ thêm, và bức tranh chiều hoàn thiện từ phủ Thiên Trường trông ra ở câu Hợp: "Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng"
Hãy tưởng tượng khoảng không gian trước mắt. Trời mây phản chiếu xuống cánh đồng loáng nước, xa xa về phía chân trời là rặng cây nháp nhô kéo dài ... Thỉnh thoảng từng đôi cánh cò chao liệng rồi đáp xuống. Người đã về hết, “tịch dương” là thời khắc an toàn để cò kiếm ăn ...
Phải chăng Trần Nhân Tông lặng lì ngắmvà hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên của quê hương đất tổ giữa cảnh đất nước hòa bình, dân chúng ấm no. Phân tích bài buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

   Cảnh chiều đẹp như thế, thỉnh thoảng người đọc cũng gặp trong thơ văn thế kỉ XVIII, thế kỉ XIX. Đọc Chinh phụ ngâm, người đọc sẽ thấy cảnh:

Trông bến nam bãi che mặt nước

Cỏ biếc um, dâu mướt màu xanh.

Nhà thôn mấy xóm chông chênh

Một đàn cò đậu trước ghềnh chiều hôm.

Và trong bài Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan cũng có cảnh

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hân

Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn

Gác mái ngư ông về viễn phố

Gõ sừng mục tử lại cô thôn

Cảnh chiều đẹp thường khiến con người tùy vào hoàn cảnh, tâm trạng mà thể hiện cảm xúc. Riêng với Trần Nhân Tông thì thanh thản với cảnh chiều vì đã lãnh đạo dân tộc đánh đuổi được giặc nguyên, dẹp được giặc Lào thì “tứ hải dĩ thanh", bốn biển đã yên, đã sống trong thanh bình.

III.  Bài thơ mang cốt cách của một vị vua hiền tài đang hòa mình vào cảnh chiều trầm lặng mà không đìu hiu, buồn nhớ. Ấy là nét nhìn, tâm cảnh của người có địa vị tối cao hết lòng vì nước, vì dân của người lãnh đạo triều thần trên dưới một lòng kêu gọi mọi người “Thái bình nên gắng sức...”, và giờ đây đang lặng ngắm cảnh quê hương thanh bình hưng thịnh. Hình như sâu thẳm trong lòng tác giả tỏa vào lời thơ chút hương vị Thiền, trong đạo Phật. Là thế hệ đời sau, lẽ nào không tự hào, không cảm nhận tình quê hương từ bài thơ để nỗ lực học tập rèn luyện và giữ gìn quê cha đất tổ.

 

Mong rằng bài viết buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra sẽ giúp các bạn học tốt môn Ngữ văn 7!

shoppe