Bài 3 các nguyên tố Hóa học và nước
Bài 3 các nguyên tố hóa học và nước
Trong bài viết này Cunghocvui sẽ giới tới các bạn một nội dung học rất quan trọng và bổ ích về các nguyên tố hóa học và nước Sinh 10!
I. Nguyên tố hóa học
1. Khái niệm
- Các nguyên tố hóa học chính bao gồm C, H, O, N. Chúng chiếm đến 96% trọng lượng cơ thể và đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các tế bào sống và cấu tạo nên một hệ sinh thái toàn diện.
- Trong số các nguyên tố hóa học nêu trên thì nguyên tố C là một trong những nguyên tố quan trọng hàng đầu vì nó đóng góp vào việc cấu tạo nên các hợp chất hữu cơ quan trọng, cũng cấp nguồn năng lượng dồi dào cho sự sống của các sinh vật.
- Nguyên tử của các nguyên tố có thể kết hợp với nhau để tạo thành các đơn chất hay hợp chất hóa học dưới các trạng thái các khối đơn nguyên tử hay hai nguyên tử hoặc đa nguyên tử. Điều này được gọi là tính đa hình. Ví dụ nguyên tố oxi có thể tồn tại dưới các trạng thái sau: oxi nguyên tử (O), oxy phân tử (O2), ozon (O3).Hợp chất vô cơ (như nước, muối, oxit v.v) và hợp chất hữu cơ. Trong phần lớn các trường hợp các hợp chất này có thành phần, cấu trúc và thuộc tính đặc trưng cố định.
- Một vài nguyên tố, phần lớn là các kim loại kết hợp với nhau để tạo thành một cấu trúc mới với các thành phần có thể thay đổi (như hợp kim). Trong trường hợp này có lẽ tốt nhất là nói về trạng thái liên kết hơn là hợp chất. Nói chung, trên thực tế thì một chất hóa học nào đó có thể là hỗn hợp của cả hai dạng kể trên.
2. Phân dạng
* Các nguyên tố vi lượng:
- Nguyên tố vi lượng được hình thành khi xác định được các nguyên tố khoáng chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 0.01% trong hệ cấu tạo.
- Các nguyên tố vi lượng thường gặp không bao hàm các nguyên tố khoáng chính như đã liệt kê trên bao gồm kim loại, phi kim và các dạng vật chất khác như: Fe, Cu, Mg, Li, Br, Cl,...
* Các nguyên tố đa lượng:
- Trái ngược với vi lượng, đa lượng xuất hiện phổ biến hơn và tham gia hầu hết về mặt cấu tạo của các hợp chất hữu cơ quan trọng.
- Các nguyên tố đa lượng quan trọng sẽ chiếm lượng tỷ lệ trên 0.01% như C, O, N, H,...
3. Vai trò của nguyên tố khoáng
- Cấu trúc hình thành nên các chất hữu cơ quan trọng phục vụ cho đời sống của sinh vật.
- Tham gia vào các quá trình trao đổi chất và tái tạo nên các môi trường sống mới thích nghi với điều kiện tự nhiên.
- Thúc đẩy các quá trình trao đổi chất và duy trì nguồn sống cho nhân loại.
- Tham gia vào quá trình tổng hợp nên hợp chất mới có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.
II. Nước và vai trò của nước
1. Định nghĩa
Nước tinh khiết thường được mô tả là không vị và không mùi, mặc dù con người có cảm biến đặc biệt có thể cảm nhận được sự có mặt của nước trong miệng, và ếch được biết là có khả năng ngửi thấy nó. Tuy nhiên, nước từ các nguồn thông thường (bao gồm nước khoáng đóng chai) thường có nhiều chất hòa tan, có thể làm cho nó có nhiều hương vị và mùi khác nhau. Con người và các động vật khác đã phát triển những giác quan cho phép họ đánh giá được chất lượng của nước bằng cách tránh nước quá mặn hoặc quá hôi.
2. Đặc trưng vật lý của các phần tử nước
- Về mặt cấu tạo nước được hình thành từ sự kết hợp giữa 1 nguyên tố oxi và hai nguyên tố hidro. Quá trình kết hợp dựa theo nguyên tắc cộng hóa trị và sự liên kết thường rất bền ở điều kiện thường và phá vỡ khi tồn tại ở nhiệt độ cao.
- Nước đặc biệt có tính phân cực rất cao trong đó H nắm vai trò ở cực dương còn O nắm vai trò ở cực âm.
- Lực tĩnh điện đã góp phần tạo ra sự cân bằng và gắn kết giữa các nguyên tử H và O tạo ra phân tử nước có liên kết mạnh.
3. Tính chất hóa học
- Về mặt hóa học, nước là một chất lưỡng tính, có thể phản ứng như một, có thể hiểu đơn giản khi một oxit axit hoặc một oxit bazơ tác dụng với nước sẽ tạo ra dung dịch axit hay bazơ tương ứng. Ở 7 pH (trung tính) hàm lượng các ion hydroxit (OH-) cân bằng với hàm lượng của hydronium (H3O+). Khi phản ứng với một axit mạnh hơn ví dụ như HCl, nước phản ứng như một chất kiềm:
\(HCl + H_2O ↔ H_3O^+ + Cl^-\)
- Với amoniac nước lại phản ứng như một axit:
\(NH_3 + H_2O ↔ NH_4^+ + OH^-\)
5. Vai trò
Nước có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống:
- Đóng góp vào trong việc hoàn thiện chu trình sống
- Tham gia vào quá trình trao đổi chất, vận chuyển cũng như đào thải của cơ thể.
- Giúp điều hòa các quá trình tăng trưởng và kích thích sự tiến hóa ở sinh vật.
III. Trắc nghiệm
Câu 1: Sắp xếp các nguyên tố chủ yếu trong tế bào người theo thứ tự phần trăm khối lượng từ cao đến thấp
A. O, C, H, N
B. O, C, N, H
C. C, H, O, N
D. O, H, C, N
Câu 2: Trong các cơ thể sống , tỷ lệ khối lượng của các nguyên tố C, H,O,N chiếm vào khoảng?
A. 65% B. 70% C. 85% D. 96%
Câu 3: Các nguyên tố sau, đâu là nhóm các nguyên tố đa lượng?
A. C, H, O, N, S, P, Cu
B. C, H, Mn, Zn, K
C. C, H, O, N, K, Mg
D. C, H, N, O, Mo, Ca
Câu 4: Nguyên tố đại lượng là nguyên tố
A. lượng nguyên tố chứa trong khối lượng chất sống của cơ thể nhỏ hơn 0,1%
B. lượng nguyên tố chứa trong khối lượng chất sống của cơ thể nhỏ hơn 0,01%
C. lượng nguyên tố chứa trong khối lượng chất sống của cơ thể lớn hơn 0,1%
D. lượng nguyên tố chứa trong khối lượng chất sống của cơ thể lớn hơn 0,01%
Câu 5: Những chất sống đầu tiên của trái đất nguyên thuỷ tập trung ở môi trường nào sau đây?
A. Không khí
B. Trong đất
C. Biển
D. Không khí và đất
Câu 6: Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, có hiện tượng nước bốc hơi khỏi cơ thể. Điều này có ý nghĩa:
A. Làm tăng các phản ứng sinh hóa trong tế bào
B. Tao ra sự cân bằng nhiệt cho tế bào và cơ thể
C. Giảm bớt sự toả nhiệt từ cơ thể ra môi trường
D. Tăng sự sinh nhiệt cho cơ thể
Câu 7: Trong các nguyên tố sau, nguyên tố nào không phải nguyên tố đa lượng
A. Kẽm
B. Canxi
C. Photpho
D. Magie
Câu 8: Bệnh bướu cổ là do thiếu nguyên tố vi lượng nào?
A. Kẽm B. Magie C. Iot D. Magie
Câu 9: Nội dung nào sau đây không phải đặc tính lí hóa của nước?
A. Tính phân cực
B. Dung môi hòa tan
C. Lỏng
D. Ở điều kiện bình thường, nước sôi ở 100 độ C
Câu 10: Nguyên tố Oxi trong tế bào cơ thể chiếm bao nhiêu phần trăm khối lượng?
A. 18,5% B. 35% C. 65% D. 43%
Hy vọng rằng với những kiến thức mới về các nguyên tố hóa học và nước trên đây, các bạn hoàn toàn có thể nắm chắc một cách dễ dàng và có những giờ học thư giãn!