Học viện Tư pháp - Judicial Academy (Judaca)
Mã trường:
Địa chỉ: Phố Trần Vĩ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội
Điện thoại: (024)62873428
Ngày thành lập: 2004
Loại hình: Công lập
Trực thuộc: Bộ tư pháp
Quy mô:
Website: www.hocvientuphap.edu.vn
THÔNG TIN TUYỂN SINH 2019 - LÝ DO NÊN CHỌN HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Học viện Tư pháp là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học cấp đại học, chuyên ngành đào tạo các viên chức hoạt động trong lĩnh vực tư pháp tại Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những thông tin bổ ích về trường.
Học viện tư pháp
I. Giới thiệu trường Học viện Tư pháp
Tên tiếng Việt: Học viện Tư pháp
Tên tiếng Anh: Judicial Academy
Tên viết tắt: JA
Mã trường: JA
Địa chỉ liên hệ:
+ Cơ sở Học viện Tư pháp TpHCM: Số 821 Kha Vạn Cân, Phường Linh Tây, Quận Thủ Đức, Tp.HCM
Điện thoại: (04)37566129 - (04)62873428, Fax: (04)62740999
+ Cơ sở Học viện Tư pháp Hà Nội: Phố Trần Vỹ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội
Điện thoại: 02822539101
Bản đồ Học viện Tư Pháp Hà Nội
Trang chủ: http://www.hocvientuphap.edu.vn
Facebook: www.facebook.com/hocvientuphap.edu.vn/
Logo Học viện Tư pháp:
Học viện Tư pháp logo
II. Các khoa đào tạo
1. Các khoa đào tạo
- Khoa đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư.
- Khoa đào tạo luật sư.
- Khoa đào tạo các chức danh thi hành án dân sự.
- Khoa đào tạo công chứng viên và các chức danh khác.
2. Các ngành đào tạo
- Nghiệp vụ luật sư
- Nghiệp vụ công chứng
- Nghiệp vụ đấu giá
- Nghiệp vụ thừa phát lại
- Nghiệp vụ thi hành án
III. Học phí trường Học viện Tư pháp năm 2018-2019
1. Mức học phí năm 2018-2019
*Cơ sở Học viện Tư Pháp Hà Nội:
- Học viên đóng học phí mức: 15.330.000 đồng/sv/khóa học.Năm 2019 có thể thay đổi, nhưng không quá 10%.
- Học viên có thể đóng toàn bộ học phí hoặc chia làm 2 đợt:
+ Đợt 1: 8.650.000 đồng ngay khi nhập học, tương đương 22 tín chỉ.
+ Đợt 2: 6.680.000 đồng, tương ứng 17 tín chỉ.
*Cơ sở Học viện Tư pháp TP HCM:
- Ngành thừa phát lại: 10.620.000 đồng/học viên/khóa học.
- Nghiệp vụ luật sư: 20.475.000 đồng/học viên/khóa học.
- Nghiệp vụ thi hành án: 31.200.000 đồng/học viên/khóa học
2. Chính sách miễn, giảm học phí
*Ưu đãi miễn, giảm học phí cho học viên đối tượng chính sách
- Miễn 100% học phí đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-BTVQH11 ngày 29/6/2005, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có).
- Giảm 50% học phí đối với những học viên thuộc một trong các đối tượng sau:
+ Con liệt sĩ.
+ Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ.
- Giảm 30% học phí đối với 1 trong các đối tượng sau:
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con thương binh, bệnh binh.
+ Cựu chiến binh (theo quy định Thông tư 25/2016/TT-BLĐXH ngày 26/7/2016 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn xác định, quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định khoản 4 điều 1 luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế).
*Ưu đãi giảm học phí cho học viên đã theo học tại trường:
Giảm 30% học phí đối với học viên hoàn thành một trong các khóa đào tạo nghiệp vụ xét xử, đào tạo nghiệp vụ kiểm sát hoặc đào tạo luật sư tại trường.
*Ưu đãi giảm học phí cho học viên nộp hồ sơ sớm với các mức:
- Từ học viên 1 -> 10: giảm 30% học phí.
- Từ học viên 11 -> 20: giảm 20% học phí.
- Từ học viên 21 -> 30: giảm 10% học phí.
- Từ học viên 31 -> 50: giảm 5% học phí
*Nguyên tắc, điều kiện áp dụng miễn, giảm học phí:
- Học viên thuộc nhiều đối tượng quy định miễn, giảm học phí chỉ được hưởng một ưu đãi cao nhất.
- Đối với quy định giảm học phí cho học viên nộp hồ sơ sớm: Tính theo thời gian học viên nộp hồ sơ dự tuyển. Học viên chỉ được hưởng chế độ ưu đãi giảm học phí khi nộp hồ sơ đầy đủ theo quy định và nộp cho toàn khóa học. Trường hợp nộp hồ sơ sớm nhưng không nộp 100% sẽ không được quyền giảm ưu đãi học phí.
IV. Tuyển sinh Học viện Tư pháp năm 2018
1. Đối tượng tuyển sinh
- Ngành thừa phát lại: trình độ cử nhân luật trở lên.
- Nghiệp vụ luật sư: trình độ cử nhân luật
- Nghiệp vụ thi hành án: trình độ cử nhân luật trở lên (bao gồm người đang làm việc tại các cơ quan tòa án, viện kiểm sát)
2. Phạm vi tuyển sinh
Trường tuyển sinh trong cả nước.
3. Chỉ tiêu tuyển sinh
Ngành | Chỉ tiêu |
Nghiệp vụ luật sư | 950 |
Nghiệp vụ công chứng | 130 |
Nghiệp vụ đấu giá | 100 |
Thừa phát lại | 30 |
Nghiệp vụ thi hành án | 150 |
4. Phương thức tuyển sinh
Trường tuyển sinh theo phương thức xét tuyển.
V. Quy mô trường Học viện Tư pháp
1. Lịch sử hình thành
Một số cán bộ, giảng viên của Học viện
- Ngày 25/2/2004, trường được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
- Trường là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học thuộc Bộ Tư pháp, tư pháp là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học thuộc Bộ Tư pháp, hoạt động theo Điều lệ trường đại học, có tư cách pháp nhân, có trụ sở Học viện Tư pháp Tp HCM và Hà Nội.
2. Chức năng và nhiệm vụ
Chức năng
- Đào tạo nghiệp vụ xét xử, kiểm sát, thi hành án dân sự, nghề luật sưu, công chứng, đấu giá và các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp khác thuộc quản lý của Bộ Tư pháp cho các đối tượng đã có bằng cử nhân luật và cử nhân chuyên ngành phù hợp chức danh đào tạo sau đại học.
- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, công chức, viên chức thuộc quản lý của Bộ Tư pháp và đối tượng khác theo nhu cầu xã hội.
- Nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng, bổ trợ các chức danh tư pháp.
- Tư vấn luật.
Nhiệm vụ
- Lên kế hoạch, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt chiến lược phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm của Học viện, tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành Tư pháp.
- Chủ trì, tham gia xây dựng đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp để Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, tham gia xây dựng đối với quy phạm pháp luật khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.
- Lên kế hoạch và trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt và tổ chức thực hiện quy kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, bồi dưỡng công chức, viên chức và người lao động của Học viện.
3. Cơ cấu tổ chức
a) Hội đồng Học viện
- Là tổ chức quản trị đại diện quyền sở hữu của Học viện, có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Điều lệ Trường Đại học và các văn bản pháp luật có liên quan.
- Gồm có Chủ tịch, Thư ký và các thành viên; được tổ chức và hoạt động theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Học viện và các quy định pháp luật có liên quan.
b) Giám đốc và các Phó Giám đốc
- Giám đốc Học viện là người đại diện theo pháp luật của Học viện, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của Học viện. Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Học viện.
- Phó Giám đốc Học viện giúp Giám đốc điều hành một số hoạt động của Học viện, được Giám đốc phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác. Do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Học viện và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công. Số lượng Phó Giám đốc không quá 3 người.
c) Các đơn vị chức năng thuộc Học viện:
- Khoa Đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư;
- Khoa Đào tạo Luật sư;
- Khoa Đào tạo Các chức danh thi hành án dân sự;
- Khoa Đào tạo Công chứng viên và các chức danh khác;
- Phòng Tổ chức cán bộ;
- Phòng Hành chính, tổng hợp và Đối ngoại;
- Phòng Đào tạo và Công tác học viên;
- Phòng Tài chính - Kế toán;
- Phòng Quản trị;
- Phòng Quản lý khoa học và Trị sự Tạp chí Nghề luật;
- Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ;
- Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo;
- Trung tâm Thông tin - Thư viện;
- Trung tâm Tư vấn pháp luật;
- Cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.
d) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội:
- Đảng bộ Học viện;
- Công đoàn Học viện;
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Học viện;
- Chi hội Cựu chiến binh Học viện;
- Chi hội Luật gia Học viện.
Đảng bộ, các đoàn thể và tổ chức xã hội của Học viện được thành lập, tổ chức và hoạt động theo điều lệ của Đảng, điều lệ của các đoàn thể, tổ chức xã hội và theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
4. Đội ngũ nhân sự, cán bộ giảng viên
- Trường có 47 giảng viên, trong đó có 2 Giảng viên cao cấp, 11 Giảng viên chính, 34 Giảng viên; Số giảng viên có chức danh tư pháp như Thẩm phán, Kiểm sát viên, Chấp hành viên... là 8 người. Về trình độ đào tạo: 2 Phó Giáo sư - Tiến sĩ, 8 Tiến sĩ, 29 Thạc sĩ, 8 cử nhân.
- Ngoài đội ngũ giảng viên của Học viện, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trường đã xây dựng được đội ngũ khoảng hơn 600 giảng viên thỉnh giảng chủ yếu đến từ Bộ Tư pháp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Toà án nhân dân các cấp... Phần lớn giảng viên tham gia giảng dạy đều rất nhiệt tình, có chuyên môn cao, có kinh nghiệm thực tiễn và có phương pháp giảng dạy khoa học. Nhiều người có học hàm, học vị, là những chuyên gia đầu ngành trong hoạt động nghề.
Bài viết trên đây tổng hợp rất nhiều thông tin bổ ích về trường Học viện Tư pháp. Rất hân hạnh khi có thể giúp được phần nào phụ huynh và học sinh để có cho mình những lựa chọn đúng đắn!